Văn Miếu - Quốc Tử Giám được vinh danh Di sản tư liệu thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt

Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Với giá trị nổi bật, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Tối nay 25/2, Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ đón Bằng chứng nhận Di tích quốc gia đặc biệt và bằng công nhận 82 bia tiến sĩ triều Lê - Mạc là Di sản tư liệu thế giới.



Cửa vào Văn Miếu-Quốc Tử Giám
 
Với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, vào đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia tiến sĩ lại được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.

Với giá trị nổi bật, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Vừa qua, di tích lịch sử Cổ Loa và danh thắng Yên Tử cũng đã được đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

Hồ sơ bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442-1779) được công nhận Di sản tư liệu thế giới là món quà ý nghĩa đối với Hà Nội và cả nước vào dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long.

Được coi là pho sử đá đồ sộ, 82 tấm bia, chia làm hai hàng, đặt hai bên Thiên Quang tỉnh, trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử giám, vinh danh tên tuổi những người đỗ trong các kỳ thi tuyển tiến sĩ triều Lê và Mạc. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn (bài ký) bằng chữ Hán, nội dung ghi lại lịch sử của các khoa thi tổ chức từ năm 1442 đến 1779.
 

Bia Tiến sĩ trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám
 
82 tấm bia tương ứng với 82 khoa thi được dựng, khắc tên 1.304 tiến sĩ. Tấm bia tiến sĩ đầu tiên được dựng năm 1484 đời vua Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442. Tấm bia cuối cùng được dựng vào năm 1780 cho khoa thi tổ chức vào năm 1779.

Bia đá đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh lịch sử khoa cử hơn 300 năm dưới triều Lê - Mạc mà còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo của Việt Nam, thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài.

Sau mộc bản triều Nguyễn, bia tiến sĩ Văn Miếu là Di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam được đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

Nhận định về giá trị của Bia tiến sĩ Văn Miếu, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói: "Trước hết, đây là một di tích có giá trị lịch sử, ghi danh những danh nhân, trí thức của Việt Nam trong hơn 3 thế kỷ. 82 tấm bia cũng là tài liệu quý về địa lý, lịch sử. Bởi địa danh thay đổi theo thời gian. Những gì còn ghi lại trong những bia đá này ít nhiều sẽ giúp người đời sau tìm được tư liệu quý về dư địa chí. Đây cũng là nơi thể hiện quan điểm giáo dục, đào tạo con người của các triều đại Việt Nam, bộc lộ ngay trong tấm bia cổ nhất:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh…”

Vì vậy, nó cũng có ý nghĩa đề cao đạo học. Hơn nữa, mỗi một tấm bia, ở một khía cạnh nào đó, còn là một công trình văn hóa, kiến trúc, thẩm mỹ".

Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến chủ trương đề cao sự học, tôn trọng hiền tài, chăm lo giáo dục của các triều đại xưa thể hiện qua các văn bia. Ngoài ra, ông cho rằng, một thông điệp quan trọng nữa, ghi rõ trong các tấm bia là sự đòi hỏi nhân tài phải có đóng góp nhất định cho xã hội, tương xứng với vinh dự ghi danh bảng vàng bia đá mà họ nhận được.


Khuê Văn Các trong Văn Miếu-Quốc Tử Giám
 
Như mọi di sản vật thể và phi vật thể khác, sự công nhận của thế giới cũng đặt ra cho Việt Nam yêu cầu khắt khe trong việc bảo quản và phát huy di sản. Trước đây, 82 tấm bia từng phải nằm trầm mình trong mưa gió. Nhưng từ năm 1993, nhờ sự tài trợ của một tổ chức nước ngoài, hai dãy mái che đã được dựng lên để bảo vệ các “cụ rùa” đội bia. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng thắt chặt hơn nội quy đối với khách tham quan, đồng thời có nhiều hình thức quảng bá, tuyên truyền về Văn Miếu qua các ấn bản giới thiệu.
Tuy nhiên, trước lượng khách du lịch ngày một tăng, 82 tấm bia tiến sĩ cũng đang đối diện với những nguy cơ hư hỏng.

Sự ngưỡng vọng của thế hệ sau dành cho truyền thống khoa cử của người đi trước đã tạo nên thói quen tín ngưỡng ở Văn Miếu. Hàng năm, vào dịp mùa thi, hàng nghìn lượt sĩ tử đua nhau đến sờ đầu rùa để lấy may. Hiện tượng đó đã khiến cho nhiều đầu rùa bị bào mòn, các dòng Hán tự bị mờ dần. Trước thực trạng này, ông Dương Trung Quốc cho rằng, không dễ gì để xóa bỏ niềm tin của dân chúng trong ngày một ngày hai. Điều quan trọng là phải giáo dục để người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản. Để làm được điều đó, ông Quốc khẳng định, cần có hình thức giúp lớp trẻ đọc, hiểu được thông điệp trên các tấm bia thông qua việc chuyển ngữ, phát hành các tập sách hướng dẫn, giới thiệu về Bia tiến sĩ tại Văn Miếu.

Ông Đặng Kim Ngọc - Giám đốc Trung tâm Văn Miếu cho biết - trong hồ sơ đệ trình lên UNESCO, Trung tâm cũng đã đề nghị Ủy ban UNESCO và Chương trình Ký ức thế giới quan tâm giúp đỡ trong việc bảo quản 82 tấm bia tiến sĩ - những di tích làm bằng chất liệu khá bền vững nhưng không thể vĩnh viễn với thời gian nếu không có những phương pháp bảo vệ đúng cách.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.