Hoạt động đối ngoại nổi bật tháng 8

Tăng cường hợp tác trong quan hệ với EU; củng cố mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Ấn Độ...; tổ chức diễn đàn đối ngoại đa phương và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các nước trong ASEAN… là những nét chính của hoạt động đối ngoại tháng 8.
 
Bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam - EU

Tháng 8 vừa qua đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) qua chuyến thăm nước ta của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) José Barroso và Phó Chủ tịch, đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, bà Catherine Ashton. 
 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Lễ đón Chủ tịch EC José Barroso ngày 26/8.

Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao; tăng cường tham vấn, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam và EU đầu tư, kinh doanh lâu dài tại thị trường của nhau; nỗ lực phấn đấu để kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU vào trước tháng 10/2014…

Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch EC Manuel Barroso nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông đồng thời khẳng định lại lập trường của Liên minh châu Âu ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Lào, Campuchia, Trung Quốc

Từ ngày 18 - 21/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Choummaly Sayasone và Đoàn đại biểu cấp cao Lào đã đến thăm Việt Nam. Trong các cuộc gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ cảm ơn sâu sắc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em về sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn dành cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào từ trước đến nay. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ truyền thống lâu đời, đặc biệt thủy chung, trong sáng, gắn bó máu thịt, hiếm có trong quan hệ quốc tế; trong bất kỳ hoàn cảnh nào Việt Nam cũng sẽ làm hết sức mình cùng với Lào giữ gìn và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Trong các ngày 18 - 20/8, Đoàn đại biểu Quốc hội Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Tại hội đàm, hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện cũng như tăng cường đoàn kết, hỗ trợ trong giải quyết các vấn đề chung ở khu vực và toàn cầu góp phần xây dựng hòa bình, ổn định, nâng cao vai trò, vị trí của Quốc hội mỗi nước trên diễn đàn nghị viện quốc tế. Hai bên nhất trí nỗ lực xây dựng Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA) phát triển bền vững, đồng thời nhất trí tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác nghị viện.

Trong các ngày 26 - 27/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm Trung Quốc. Tại cuộc hội đàm với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai bên đã nhất trí 3 nội dung quan trọng: Tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt - Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định, tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn; tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc.
 
Thúc đẩy hợp tác với Hoa Kỳ

Trong tháng 8, ba Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là Thượng nghị sỹ Bob Corker, thành viên cao cấp, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện; Thượng nghị sỹ John McCain, thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quân vụ; Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đã đến thăm Việt Nam.

Tại các buổi tiếp các Thượng Nghị sỹ Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời mong muốn thúc đẩy hơn nữa hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh; đề nghị Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền đất nước; hợp tác, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt là khắc phục hậu quả bon mìn, chất độc da cam/dioxin.

Thượng nghị sỹ John McCain khẳng định sẽ cùng Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ sớm bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại đa phương
 
Trong tháng 8, nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng khác cũng đã diễn ra sôi động. Ngày 12/8, Việt Nam tổ chức hội nghị toàn quốc "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam” thu hút sự quan tâm của nhiều diễn giả hàng đầu thế giới. 


Quang cảnh Hội nghị đối ngoại đa phương.
 
Nhấn mạnh tính chất đặc biệt của Hội nghị lần đầu tiên Việt Nam tổ chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của đất nước ta trong thời kỳ chiến lược mới. Theo đó, làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đối ngoại đa phương, thuận lợi và thách thức trong triển khai thực hiện; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại; làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện…

Từ ngày 8 - 10/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 47 và các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các đối tác. Tại các hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao đã trao đổi và nhất trí về nhiều phương hướng, biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, thúc đẩy cấu trúc hợp tác khu vực. Khẳng định hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở biển Đông là quan tâm và lợi ích chung của tất cả các nước, các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Ngày 1/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6. Trong cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, cảng Lạch Huyện, xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. 

Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj ngày 25/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược với Ấn Độ; ủng hộ chính sách Hướng Đông của Ấn Độ và việc Ấn Độ tăng cường kết nối với khu vực Đông Nam Á. Hai bên cũng trao đổi về việc mở đường bay thẳng giữa hai nước vào tháng 11 tới cũng như đề cập những diễn biến phức tạp tại biển Đông; nhất trí về tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. 

Vào cuối tháng 8, Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 3 với sự tham gia của đại biểu 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ) được tổ chức tại Đà Nẵng. Các cuộc trao đổi tại đây nhằm mục đích phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong thúc đẩy hợp tác biển và xây dựng lòng tin ở khu vực, nhất là trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế. /.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.