Đại bộ phận lao động Việt Nam lại Lybia vẫn an toàn

Đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc cho các chủ sử dụng là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Lybia đều ở những khu vực chưa có chiến sự và đang có việc làm ổn định, thu nhập tốt. Tuy nhiên, người lao động có nguyện vọng muốn về nước thì doanh nghiệp và chủ sử dụng hỗ trợ để người lao động về nước an toàn.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH), hiện Việt Nam có 1.550 lao động đang làm việc tại Lybia với các điều kiện hợp đồng chặt chẽ, được đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình chính trị ở Lybia diễn biễn phức tạp, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Tripoli và Benghazi. Ngay khi nhận được thông tin, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Lybia theo dõi sát tình hình và chỉ đạo các doanh nghiệp nghiệp rà soát, báo cáo tình hình lao động đang làm việc tại Lybia để có phương án chủ động trong các tình huống. Đồng thời, rà soát, đánh giá cụ thể tình hình tại từng khu vực, từng dự án làm việc và thống nhất các phương án đảm bảo an toàn cho người lao động.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc cho các chủ sử dụng là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Lybia đều ở những khu vực chưa có chiến sự và  đang có việc làm ổn định, thu nhập tốt. Một số doanh nghiệp vẫn đang có nhu cầu tuyển thêm lao động sang làm việc cho các dự án đang triển khai tại Lybia.

Các doanh nghiệp sử dụng lao động Việt Nam đều đã có phương án đảm bảo an toàn cho người lao động và kế hoạch sơ tán, đưa người lao động về nước khi cần thiết. Hiện, một doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm ngừng dự án, rút về nước và tổ chức cho 206 lao động về Việt Nam.

Tại hai khu vực có giao tranh (Tripoli và Benghazi) có 281 lao động Việt Nam đang làm việc, nơi gần nhất cách vùng có giao tranh từ 5-10 km. Ở hai khu vực này, việc làm và đời sống của người lao động vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, có một bộ phận người lao động lo ngại và có nguyện vọng muốn về nước.

Trước tình hình trên, Bộ LĐTBXH đã chỉ đạo các doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với chủ sử dụng theo dõi sát tình hình, giải thích và động viên người lao động, đồng thời yêu cầu chủ sử dụng lao động cung cấp cho Đại sứ quán phương án sơ tán, đưa người lao động Việt Nam về nước để theo dõi phối hợp. Ở những khu vực chưa có giao tranh mà người lao động có nguyện vọng xin về nước thì doanh nghiệp và chủ sử dụng hỗ trợ để người lao động về nước an toàn.

Dự kiến vào chiều nay (4/8), 28 lao động Việt Nam đang làm việc tại Lybia sẽ tới cửa khẩu Salloum vào Ai Cập để về nước. Số công nhân này thuộc hai đơn vị là Công ty VINACONEXMEX (14 người) và Công ty SIMCO Sông Đà (14 người), tới Libya làm việc theo hợp đồng với các đối tác nước ngoài ở đây.

Theo kế hoạch, vào ngày mai (5/8), Công ty Hyundai Amco của Hàn Quốc sẽ tổ chức chuyến bay đầu tiên trong kế hoạch đưa 682 công nhân Việt Nam từ Libya sang Ai Cập, sau đó bay tiếp về Việt Nam.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.