ODA nông thôn Việt Nam là hình mẫu

Việt Nam là quốc gia triển khai thành công nhất mô hình Dự án tài chính nông thôn trên thế giới và là hình mẫu trong tài trợ phát triển của những định chế tài chính, nhà tài trợ quốc tế. Đó là đánh giá thống nhất của nhà tài trợ, các cơ quan triển khai và các đối tượng thụ hưởng tại Hội nghị kết thúc Dự án tài chính nông thôn III, ngày 21/7.



Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại Hội nghị kết thúc Dự án tài chính nông thôn III, ngày 21/7.

Kết quả ấn tượng

Nằm trong chuỗi 3 dự án Tài chính nông thông (TCNT) có tổng trị giá 548 triệu USD, Dự án TCNT III có vốn 200 triệu USD do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là ngân hàng đầu mối bán buôn.

Bắt đầu triển khai từ năm 2009, đến 31/12/2013, toàn bộ khoản tín dụng 200 triệu USD của WB đã được giải ngân, góp phần tăng cung ứng nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Nguồn vốn dự án đã tạo ra tổng mức đầu tư tại khu vực nông thôn lên đến 487 triệu USD, trong đó khoảng 90% là đầu tư trung và dài hạn. Qua đó, hơn 135.000 hộ dân và doanh nghiệp khu vực nông thôn, trong đó có hơn 70.000 hộ gia đình nghèo đã tiếp cận được với nguồn vốn của dự án. Cũng từ dự án này, trên 140.000 việc làm mới đã được tạo ra, bình quân khoảng 65 triệu đồng đầu tư tạo ra 1 việc làm mới cho thấy nguồn vốn dự án được đầu tư vào phân khúc thị trường có hệ số việc làm cao...

Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam Victoria Kwakwa đánh giá Việt Nam là quốc gia triển khai thành công nhất mô hình Dự án TCNT trên thế giới. Trước khi Dự án Tài chính nông thôn II kết thúc, WB đã quyết định để Việt Nam tiếp tục triển khai dự án giai đoạn tiếp theo và “đây là tiền lệ chưa từng xảy ra đối với các dự án WB”.

Theo Báo cáo đánh giá độc lập về tác động kinh tế và xã hội của Dự án TCNT III do đơn vị tư vấn độc lập quốc tế: 38% người vay cuối cùng là đối tượng được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng; 76% người vay vốn xác nhận khả năng được vay các khoản trung và dài hạn; 73% người vay vốn xác nhận khoản vay đã giúp tạo thêm công ăn việc làm và tăng thời gian làm việc cho các thành viên gia đình; 94% người vay vốn xác nhận tăng thu nhập.

Tổng kết chuỗi dự án TCNT được triển khai từ năm 1996 đã tạo ra tổng mức đầu tư ở khu vực nông thôn lên đến 2,1 tỷ USD, tài trợ cho khoảng 1,7 triệu khoản vay, trong đó có trên 600.000 khoản vay cho những hộ gia đình có thu nhập thấp, hộ nghèo tạo ra trên 410.000 việc làm mới, giúp cải thiện điều kiện sống của người dân và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Dự án TCNT III và chuỗi dự án TCNT nói chung đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân vào cuối năm 2013, song nguồn vốn sẽ tiếp tục được cho vay đến năm 2033 sẽ tạo ra tổng mức đầu tư toàn xã hội ước dự kiến lên gần 5 tỷ USD từ các quỹ quay vòng. Như vậy, trong hàng chục năm tiếp theo, lợi ích của dự án sẽ vẫn tiếp tục được gia tăng mạnh mẽ cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Mong muốn có nhiều dự án ODA hiệu quả tương tự

Tới dự và phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa, tác dụng của nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng thế giới cũng như các định chế tài chính quốc tế trong công cuộc phát triển của Việt Nam. Đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ cùng các nguồn vốn khác trong nước đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện, nâng cao đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, thay đổi tích cực về bộ mặt phát triển nông thôn.

Riêng Dự án TCNT III có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường tiếp cận vốn của nông thôn, tăng cường sự đầu tư của doanh nghiệp về nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, góp phần trong việc xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, tái cơ cấu tổ chức tín dụng của Việt Nam.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một dự án ODA có kết quả xuất sắc, là dự án mẫu để rút kinh nghiệm cho việc giải ngân các dự án ODA nói chung còn khá khiêm tốn hiện nay. Trong đó, vai trò quản lý của ban quản lý, hệ thống các cơ quan tài chính triển khai cũng như phương thức giải ngân, thụ hưởng vốn,… là những vấn đề cần tổng kết, học hỏi trong những dự án khác. “Dự án này cho thấy đưa dòng vốn hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt nói riêng, nông nghiệp nói chung không phải là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro như quan niệm trước đây nếu chúng ta có những mô hình, phương pháp quản lý phù hợp”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.

Cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của WB trong thực hiện dự án, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam chủ trương huy động tối đa nguồn lực trong nước, cũng như các nguồn vốn bên ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển, nhất là những khu vực, đối tượng còn nhiều khó khăn và mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ đối với Việt Nam. Việt Nam cam kết sử dụng minh bạch và có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn này trong thời gian tới./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.