Công bố quy hoạch ngành công nghiệp Việt Nam

Lần đầu tiên có một bản quy hoạch tổng thể cho toàn bộ nền công nghiệp Việt Nam. Đây là bước xây dựng nền tảng để phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có tiền đề vững chắc để cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
 
Ngày 7/7, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (IPSC), cho biết quan điểm quy hoạch ngành công nghiệp là phát triển công nghiệp tập trung vào một số ngành đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Cùng với đó, sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Phát triển ngành công nghiệp sẽ dựa trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích phát triển khu vực kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao và công nghệ tiên tiến, lấy cạnh tranh là động lực phát triển.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Đồng thời, chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các vùng lãnh thổ, sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm. Trong đó, các địa phương thuộc vùng lõi gồm vùng kinh tế trọng điểm và các khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.

Về quy hoạch ngành công nghiệp, sẽ có 10 ngành được tập trung xây dựng lại là cơ khí - luyện kim; hóa chất; điện tử, công nghệ thông tin; dệt may - da giày; chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản; điện; than; dầu khí.

Về xác định các cụm công nghiệp hỗ trợ tại địa phương, bản quy hoạch nêu ra các địa phương sẽ có cụm công nghiệp để làm động lực phát triển cho cả vùng là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng.

Bản quy hoạch đã đưa ra nhiều giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn để thực hiện. Về giải pháp ngắn hạn, các nhóm giải pháp về thể chế, cơ chế chính sách phát triển ngành công nghiệp; tăng cường điều phối theo vùng lãnh thổ, phân cấp hợp lý trong quản lý Nhà nước về công nghiệp; tạo sự bình đẳng giữa các khu vực kinh tế được đưa lên hàng đầu. Về dài hạn, quy hoạch đưa ra 7 nhóm giải pháp về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường và sản phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển, đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn.

Bộ Công thương là đầu mối trong việc xây dựng quy hoạch, nhưng thực tế nhiều ngành công nghiệp do các đơn vị khác quản lý. Ví dụ như ngành đóng tàu do Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm chính; ngành Chế biến nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; ngành công nghiệp Dược do Bộ Y tế quản lý chính…

Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, quy hoạch ngành công nghiệp của Việt Nam sẽ có tác động sâu rộng đến từng người, từng địa phương và từng ngành. Để quy hoạch này đi đúng quỹ đạo và sát với đời sống, rất cần sự vào cuộc của rất nhiều ngành và các địa phương trên cả nước./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.