Thêm động lực cho kinh tế trang trại

Toàn tỉnh hiện có 46 mô hình kinh tế trang trại được công nhận đạt chuẩn theo tiêu chí mới. Các mô hình này hiện đang được khuyến khích phát triển với nhiều chính sách ưu tiên, trong đó có vấn đề tiếp cận vốn vay từ ngân hàng.
 
Chỉ với số tiền đầu tư 2 triệu đồng ban đầu vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay tổng giá trị trang trại đã lên đến con số hơn 1 tỷ đồng. Ông Đỗ Văn Nhuệ cho biết: “Là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên tôi được một số ưu đãi về thủ tục cho vay. Tôi thường tiếp cận với nguồn vốn thương mại có lãi suất ổn định và thủ tục giải quyết vốn nhanh gọn”. Mỗi năm trang trại nuôi thủy sản của ông Nhuệ cho thu nhập gần 200 triệu đồng.

Theo chủ trương của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, các mô hình được công nhận là kinh tế trang trại như của gia đình anh Đỗ Văn Nhuệ sẽ tiếp tục được tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về chính sách và nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Đây thực sự là mong muốn của các chủ trang trại và cá nhân đang nung nấu kế hoạch làm giàu từ kinh tế trang trại.



Chăm sóc vườn ươm cây giống.

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đang ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Xác định điều này, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn”, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển loại hình sản xuất này.

Theo đó, ngành nông nghiệp có chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân đang chăn nuôi tập trung nhưng chưa đủ điều kiện để công nhận là kinh tế trang trại theo tiêu chí mới như tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, xử lý vệ sinh môi trường, hỗ trợ chi phí mua giống mới với kinh phí 30 triệu đồng/trang trại. Đối với các mô hình xây dựng mới trang trại chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ là 50 triệu đồng/trang trại.

Ông Phạm Tiến Trình, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai cho rằng đang có một số vấn đề tác động đến việc cho vay phát triển kinh tế trang trại. Hạn chế lớn nhất là do tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của trang trại không ổn định, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro khiến ngân hàng phải cân nhắc khi giải ngân nguồn vốn. Ngoài ra, phần lớn trang trại có quy mô nhỏ nên chủ trang trại thường sử dụng nguồn vốn tự có để phát triển. Thực tế là đến nay mới có 20/46 trang trại đang có dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai với số tiền 10,2 tỷ đồng, trung bình mỗi trang trại vay 500 triệu đồng.

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết liên tịch về phối hợp thực hiện một số chính sách liên quan đến kinh tế trang trại giai đoạn 2014 - 2020. Nghị quyết này được coi là “cái bắt tay” bền vững giữa hai đơn vị trong tuyên truyền chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn đến các hộ làm kinh tế trang trại. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các chủ trang trạng tiếp cận với nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất. Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại sử dụng nguồn vốn hiệu quả và thực hiện dịch vụ với các chủ trang trại kịp thời, đúng chế độ.

Hiện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Lào Cai đang đề xuất với ngân hàng cấp trên về việc tăng mức cho vay ban đầu và giảm điều khoản thế chấp, thậm chí miễn thế chấp đối với các hộ làm kinh tế trang trại. Giá trị sản lượng hàng hóa mỗi trang trại hiện đạt từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm, số lao động sử dụng thường xuyên từ 8 - 10 người vẫn là hạn chế. Việc tạo điều kiện hỗ trợ sẽ tiếp tục giúp cho kinh tế trang trại phát triển mạnh hơn trong thời gian tới./.
(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Cảnh giác với lừa đảo kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 1256 /STTTT-TTBCXB về cảnh giác với lừa đảo trên mạng xã hội kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Theo đề nghị của Cục đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa hỗ trợ thiệt hại do cơn bão số 3 khi đi qua các trạm thu phí đối với 4 dự án đường cao tốc đang khai thác...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong khảo sát khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng

Chiều 15/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi khảo sát thực địa vị trí, phương án xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) và nơi tạm lánh trên núi của 17 hộ dân với 115...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra

Chiều 12/9, sau khi thị sát hiện trường sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, chiều 12/9, sau khi thị sát hiện trường sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.