Giữ nếp nhà sàn người Dao

Sống xen giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau nhưng bà con người Dao bản Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Ông Bàn Văn Sang, một người già có uy tín của bản cho biết: “Những truyền thống tốt đẹp của ông cha vẫn được người bản Khe Mụ lưu giữ, đặc biệt là phong tục đón tết. Một năm chúng tôi ăn 5 cái tết. Nếu ăn tết theo cổ truyền thì người Dao bắt đầu có tết đầu năm đến rằm tháng Giêng thì gói bánh gù, bánh mật, đó gọi là tết đầu năm. Còn tết thứ 2 là vào mùng 3 tháng 3, lúc đó chúng tôi cho con cháu lên rừng làm nương, làm rẫy. Tết thứ 3 là vào rằm tháng 7, cũng có gói bánh gù nhưng ăn nhỏ theo truyền thống, đến tháng 10 khi gặt lúa về chúng tôi phải ăn một lần cơm mới theo cổ truyền, những cái tết đấy chúng tôi cúng các cụ, tổ tiên”.



Nhà sàn của người Dao. (Nguồn: DTV)

Tết là dịp để người Dao báo cáo với tổ tiên về kết quả sau 1 năm làm ăn, đồng thời xin các cụ, tổ tiên phù hộ cho bản làng làm ăn thịnh vượng, con cháu khoẻ mạnh, công tác hoàn thành nhiệm vụ, không làm điều xấu. Ngày tết, ai ai cũng sẽ chưng diện bộ trang phục truyền thống đẹp nhất của dân tộc mình, nhất là chị em trong bản.

Anh Bàn Văn Hồng, một người dân Khe Mụ cho hay: “Tết trên mình cũng đơn giản thôi. Phụ nữ ngày tết ăn mặc cũng bình thường, chỉ là quần áo dân tộc truyền thống như ngày xưa. Tết kéo dài 1 tuần, ngày 29 hoặc 30 nghỉ đến mùng 7 mới đi làm. Ngày tết mổ con lợn, con gà để cúng tam đại và làm bánh gù, mùng 1 thì làm bánh mật để cúng tam đại”.

Với việc phát triển kinh tế đồi rừng, đời sống của đồng bào Dao ở Khe Mụ những năm gần đây đã có nhiều đổi thay đáng kể, nhiều gia đình có thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng, con cái đều được ăn học đầy đủ.

Chuyện làm nhà xây không còn là điều khó khăn với bà con, nhưng người bản Khe Mụ vẫn giữ được những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Dao. Ở đó, gia đình tứ đại đồng đường cùng sống vẫn khá phổ biến. “Vật liệu sẵn, gia đình sẽ tự túc đi chặt cây, khi nào vật liệu đủ thì làng xóm sẽ làm hộ, nếu làng nào đông thì chỉ 1 ngày, làng ít người thì kéo dài đến 2 ngày…là làm xong nhà” – Già Sang cho biết.

Kinh tế phát triển, bà con ở Khe Mụ càng có điều kiện giữ gìn tốt hơn bản sắc truyền thống dân tộc. Một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã đến, người Dao Khe Mụ luôn mong ước bản làng khang trang, sạch đẹp và làm ăn phát đạt bằng 5 bằng 10 năm cũ./.
(Theo danviet.vn)

Tin Liên Quan

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.