Nhật Bản: Thị trường đầy tiềm năng của nông sản Việt

Những năm gần đây, xuất khẩu trái cây, rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản có mức tăng trưởng nhanh và ổn định với kim ngạch tăng 10-30%/năm. Hiện, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ ba của Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng xuất khẩu còn hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, năm 2013, giá trị nhóm hàng rau quả xuất sang Nhật Bản đạt 61,22 triệu USD và mục tiêu 2015 sẽ đạt 77 triệu USD.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn được biết đến là thị trường khó tính và khắt khe, không dễ gì thâm nhập, nhất là với các mặt hàng nông sản. Thực tế, xuất khẩu nông sản vào Nhật khó vì giá hàng hóa nông sản ở Nhật rất đắt, cao hơn gấp nhiều lần so với hàng cùng loại nhập khẩu từ một số nước khác nên chính phủ Nhật dựng rào cản lớn để bảo hộ sản xuất nội địa. Nông sản Việt Nam, cụ thể là trái cây nhiệt đới, rất khó chen chân vào Nhật vì không thể vượt qua các vòng “sát hạch” gắt gao. Nhất là trong bối cảnh nông dân Việt Nam vẫn giữ thói quen làm ăn cá thể, không có diện tích lớn để sản xuất đại trà theo tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất, chưa có thói quen tuân thủ phương pháp sản xuất khoa học.

 

 

 Trái cây Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe để vào thị trường Nhật Bản nhưng khi đã được nhập khẩu thì giá cả khá cao (Ảnh: HNV)

Được biết, lâu nay Nhật Bản đã có một số hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, hỗ trợ nâng cấp phương tiện đào tạo cán bộ nông nghiệp; những chương trình viện trợ kỹ thuật cho các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, HTX cây ăn trái, làm đề tài về giống lúa... Ngoài ra, một số công ty Nhật đưa giống lúa của họ sang trồng ở Việt Nam để bán cho các nhà hàng, xuất sang các thị trường có người Nhật sinh sống.

Thông tin từ Bộ Nông - Lâm - Thủy sản Nhật cho thấy, trong vòng 50 năm trở lại đây, tỉ trọng GDP của nông nghiệp Nhật giảm từ 9% còn 1%, tỉ trọng nhân lực cắt giảm từ 28% xuống thấp hơn 3%, 25% diện tích đất canh tác bị thu hẹp... Ngoài ra, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, việc dỡ bỏ thuế quan được áp dụng có thể khiến khả năng tự cung lương thực của Nhật giảm từ 40% xuống còn 14%. Như vậy, Nhật cần  nhập khẩu một lượng lớn nông sản thực phẩm để bù vào nguồn cung thiếu hụt trong nước. Đây được xem là một trong những cơ hội lớn đối với nông sản Việt Nam.

Thêm vào đó, trung tuần tháng 3/2014, trong chuyến công tác Nhật Bản, Bộ NN&PTNT Việt Nam và tỉnh Inbaraki (tỉnh đứng thứ hai về sản xuất nông nghiệp của Nhật) đã ký kết thỏa thuận hợp tác. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát bày tỏ mong muốn 2 nước nhanh chóng tổ chức đối thoại hợp tác hướng tới sự phát triển toàn diện ngành nông-lâm-ngư nghiệp, bao gồm đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ. Nếu việc hợp tác được thúc đẩy hiệu quả, phía Nhật đưa quy trình sản xuất, công nghệ vào Việt Nam ứng dụng sau đó tái xuất sản phẩm sang Nhật thì vừa giải quyết được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp cho Nhật, vừa tận dụng được giá thành sản xuất nông sản rẻ ở Việt Nam và tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao giá trị nông sản Việt Nam. Hy vọng với cam kết này, nông sản Việt càng có thêm “cửa” để thâm nhập và khẳng định vị trị tại thị trường Nhật Bản vốn khắt khe nhưng nhiều tiềm năng./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.