Phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp tăng mạnh trong vòng 50 năm

Theo đánh giá mới nhất vừa được Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) công bố, các kênh khí thải gây hiệu ứng nhà kính bắt nguồn từ nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề cá đã tăng gần gấp đôi trong vòng 50 năm qua và sẽ có thể tiếp tục tăng 30% trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 nếu các nỗ lực giảm thiểu không được tăng cường.
 


Lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp
và nghề cá tăng mạnh. (Ảnh: WMO)

 
Đây là lần đầu tiên FAO công bố các đánh giá của riêng tổ chức này về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát tán từ nông nghiệp, rừng và các hoạt động sử dụng đất khác đóng góp thêm vào Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC).
 
Theo đó, các kênh khí thải từ nông nghiệp và chăn nuôi đã tăng từ 4,7 tỷ tấn tương đương CO2 trong năm 2001 lên tới hơn 5,3 tỷ tấn vào năm 2011, tương đương với tỷ lệ tăng 14%, chủ yếu là phản ánh sự mở rộng của tổng sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do sự thay đổi trong sử dụng đất và phá rừng đã giảm gần 10% trong giai đoạn 2001 – 2010, trung bình 3 tỷ tấn tương đương CO2/năm, do giảm phá rừng và tăng khối lượng carbon đọng trong bầu khí quyển ở nhiều nước. Đồng thời, khoảng 2 tỷ tấn tương đương CO2 mỗi năm đã được hấp thụ bởi các bồn hấp thụ carbon của rừng.

Các dữ liệu của FAO dựa trên báo cáo quốc gia cho thấy rằng nếu lượng khí thải này tiếp tục gia tăng thì chúng làm tăng ít hơn lượng khí thải từ các nhiên liệu hóa thạch trong những lĩnh vực khác, do đó, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác trên tổng lượng phát thải khí nhà kính của con người đang giảm.

Nguồn phát thải khí nhà kính đầu tiên trong nông nghiệp là quá trình lên men đường ruột, tức là khí metan từ các hoạt động ợ hơi và đầy hơi do tiêu hóa của những động vật nhai lại. Nó chiếm tới 39% tổng lượng phát thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính của lĩnh vực này vào năm 2011 và tăng 11% trong giai đoạn 2001 – 2011. Lượng khí thải từ việc sử dụng phân bón tổng hợp chiếm 14% tổng lượng khí thải nông nghiệp (725 triệu tấn tương đương CO2) trong năm 2011. Đây là nguồn khí thải nông nghiệp tăng nhanh nhất (khoảng 37% kể từ năm 2001). Lượng phát thải khí metan trong các ruộng lúa chiếm 10% tổng lượng phát thải nông nghiệp và cháy các trảng cỏ chiếm 5%.

Theo số liệu của FAO, trong năm 2011, 45% lượng khí thải gây hiệu ứng khí nhà kính liên quan đến nông nghiệp đã diễn ra ở châu Á, tiếp theo là châu Mỹ (25%), châu Phi (15%), châu Âu (11%) và châu Đại Dương (4%)./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Thái Lan đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng thương mại điện tử, với mục tiêu đưa giá trị thị trường thương mại điện tử của Thái Lan lên mức 750 tỷ baht vào năm 2025.

Tín hiệu tích cực từ kinh tế Nhật Bản

Nền kinh tế của “Đất nước mặt trời mọc” đang đón nhận những tín hiệu tích cực khi Chính phủ Nhật Bản vừa công bố dữ liệu cho thấy trong quý II/2024, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vượt dự báo. Trong khi đó, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024...

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới

Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.

Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thủ tướng Thái Lan công bố kế hoạch 10 điểm để kích thích nền kinh tế

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố 10 chính sách cấp bách của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế Thái Lan và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

ECB cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong vòng 5 năm

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/9 đã thông báo cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,5%.