Làm sâu sắc thêm quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản

Trưởng đại điện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada, tin tưởng rằng chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 16-19/3 tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Nhật Hoàng Akihito sẽ là cơ hội để Nhật Bản tăng đầu tư vào Việt Nam và tìm kiếm cơ hội tốt nhất cho những hoạt động hướng tới Việt Nam trong tương lai.
Ông Atsusuke Kawada.
Ảnh do JETRO tại Hà Nội cung cấp

Ông Atsusuke Kawada nhận định rằng mối quan hệ Việt Nam-Nhật Bản hiện đang ở thời kỳ rực rỡ nhất từ trước tới nay.

Trên phương diện chính trị, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chọn Việt Nam là đất nước tới thăm trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình vào tháng 1/2013. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản, hướng tới phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước vào tháng 12/2013.

Hợp tác kinh tế từ Nhật Bản cũng như vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam đều tăng lên. Ngoài ra, không chỉ số người Nhật Bản tới Việt Nam tăng, mà số người Việt Nam tới Nhật Bản trong đó có lưu học sinh (hiện đang đứng thứ 2, sau Trung Quốc) cũng tăng lên, cho thấy mối giao lưu giữa hai dân tộc đang có những bước tiến vững chãi.     

Lý do để doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn Việt Nam là quốc gia để đầu tư có thể kể đến: Ổn định về chính trị và xã hội; có khả năng mở rộng thị trường trong khu vực Đông Nam Á do kết nối kinh tế trong khu vực; thị trường rộng lớn với dân số 90 triệu người; người Việt Nam và người Nhật Bản dễ hiểu nhau hơn; độ tuổi trung bình của lao động khoảng 30; lao động Việt Nam cần cù chăm chỉ, việc tìm kiếm lao động cũng tương đối dễ dàng.

Cho tới nay, phần lớn địa điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn là khu vực cách nơi nhân viên thường trú người Nhật sinh sống (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố cảng Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng) khoảng 1 giờ ô tô.

Tuy nhiên, hiện nay, tin tưởng vào việc có thể rút ngắn thời gian di chuyển do những kế hoạch phát triển, hoàn thiện hạ tầng như xây dựng mạng lưới đường bộ của Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu tính tới chuyện mở rộng địa điểm đầu tư ra cả những địa phương khác.

Thêm nữa, động thái mở thêm nhà máy thứ 2, thứ 3 tại các địa phương khác của doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam cũng khẳng định điều này. Chẳng hạn, nhà sản xuất linh kiện ô tô có nhà máy ở địa điểm cách Hà Nội 1 giờ ô tô, đã quyết định đầu tư thêm 1 nhà máy cách nhà máy đầu tiên 1 giờ nữa, hay một doanh nghiệp dệt may có nhà máy thứ nhất ở địa điểm cách Hà Nội 2 giờ, quyết định đầu tư thêm 1 nhà máy cách nhà máy đầu tiên 3 giờ nữa, lý do là sau khi điều tra trên nhiều góc độ thì về tổng thể, đầu tư ở Việt Nam tốt hơn, nên doanh nghiệp đã đưa ra quyết định này.

Mặt khác, phía Việt Nam cũng rất tích cực trong việc kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong những cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, đã nêu mong muốn kêu gọi mức đầu tư hơn 10 tỷ USD từ doanh nghiệp Nhật Bản. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam luôn luôn sẵn sàng đón tiếp và giải thích, hỗ trợ cho các đoàn Nhật Bản sang tìm hiểu hay đầu tư. Cục Đầu tư nước ngoài có các bộ phận hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp Nhật Bản đến từ tỉnh Saitama, tỉnh Aichi, Liên đoàn Kinh tế vùng Kansai triển khai hoạt động.

UBND các tỉnh ở Việt Nam cũng đang hết sức nỗ lực để thu hút càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản càng tốt. Có rất nhiều những hoạt động cụ thể hướng tới thu hút doanh nghiệp Nhật Bản được triển khai tại UBND các tỉnh. Chẳng hạn, đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam đã thiết lập “Đường dây nóng 24/24h cho doanh nghiệp Nhật Bản”. Tỉnh Quảng Ninh cũng rất tích cực trong việc thu hút doanh nghiệp Nhật Bản. Tỉnh Thái Bình lần đầu tiên tổ chức Hội nghị trao đổi ý kiến với 3 doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào tỉnh và Tổ chức JETRO, do đích thân Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Tuy nhiên, để tăng sức hút với các doanh nghiệp Nhật Bản, các cơ quan hữu quan của Việt Nam nên xúc tiến giải quyết một số vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính (trong cấp phép); cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ; tăng nguồn cung nguyên vật liệu nội địa (yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm giảm giá thành); công khai thông tin doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục phức tạp.

Ông Atsusuke Kawada cho biết, từ khi nhận công tác tại Hà Nội, ông đã nhận ra những kỳ vọng to lớn của Việt Nam dành cho Nhật Bản. Sự hợp tác, hỗ trợ tốt đẹp giữa hai Chính phủ chính là lý do mà Trưởng đại diện JETRO cảm thấy Nhật Bản phải tiếp tục giữ được sức hấp dẫn của bản thân mình cũng như sự tin cậy to lớn của Việt Nam.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.