Chính sách giảm nghèo sẽ tập trung cho đồng bào dân tộc, miền núi

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, chính sách về giảm nghèo sẽ tập trung cho đối tượng là đồng bào dân tộc, miền núi. Chính sách phải phù hợp với từng nhóm dân tộc và khuyến khích người nghèo vươn lên.

 

 

Các chính sách giảm nghèo nhiều nhưng phân tán, khó lồng ghép
 (Ảnh minh họa: Kim Thanh)


Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), thời gian qua, việc thực hiện chính sách về giảm nghèo đã mang lại nhiều lợi ích cho đồng bào nghèo trên cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 22% xuống còn 7,8% trong 8 năm qua. Bình quân số hộ nghèo giảm 2% mỗi năm; các huyện nghèo, xã nghèo giảm bình quân khoảng 4-5%/năm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các chính sách về giảm nghèo còn bộc lộ những hạn chế như: Chính sách quá nhiều, phân tán, khó lồng ghép; chưa khuyến khích người nghèo vươn lên, vô hình trung tạo cho người nghèo tính thụ động, ỷ lại. Trong chỉ đạo thực hiện, cơ chế phân cấp trao quyền cho địa phương và cơ sở cũng cần phải tiếp tục chấn chỉnh.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết, giai đoạn 2016-2020 tới, chúng ta sẽ phải đánh giá, rà soát một loạt các chính sách để thiết kế lại cho gọn, tránh trùng lắp, chồng chéo, cào bằng. Hơn nữa, chính sách về giảm nghèo tới đây cần tập trung cho vùng khó khăn nhất, vùng nghèo nhất là đồng bào dân tộc, miền núi. Chính sách phải phù hợp với từng nhóm dân tộc và khuyến khích được người nghèo vươn lên. “Chúng ta sẽ làm chính sách trên cơ sở tiếp cận người nghèo đa chiều, xây dựng chính sách để người nghèo tự đối chiếu xem mình thiếu hụt cái gì để cần hỗ trợ. Nếu chúng ta cứ làm theo cơ chế hành chính hóa tất cả mọi thứ, vừa cào bằng, vừa không phản ánh được nhu cầu thiết yếu của từng người, từng hộ và không hiệu quả. Chính sách có, nhưng để thực hiện một cách hiệu quả các chính sách thì hệ thống đánh giá giám sát cũng cần phải rõ ràng, minh bạch hơn”- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm nhấn mạnh.

Trước thông tin giai đoạn 2011-2013, Việt Nam chi cho xóa đói, giảm nghèo 120.000 tỷ đồng/năm (5,5 tỷ USD), tương đương giá trị 77 sân vận động Mỹ Đình, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đã khẳng định thông tin về nguồn lực dành cho giảm nghèo nêu trên là không chính xác.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm cho biết, số liệu, con số cụ thể phải do Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội và được chuẩn y mới là chính xác. Nguồn kinh phí dành cho giảm nghèo hàng năm chưa bao giờ đạt được như vậy. Mặc dù giảm nghèo là một trong những chương trình trọng điểm được ưu tiên đảm bảo kinh phí để thực hiện, nhưng cả nước còn nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển khác nên không thể và chưa thể bố trí một khoản kinh phí lớn như vậy, nhất là trong bối cảnh thu chi ngân sách khó khăn như hiện nay.

Cũng liên quan đến thông tin kinh phí chi cho bộ máy điều hành giảm nghèo ở các cấp quá nhiều, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm giải thích, Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 đã quy định rõ trách nhiệm của từng Bộ, ngành; lĩnh vực của Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó thực hiện hướng dẫn, kiểm tra đánh giá. Ví dụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc xét duyệt, ưu tiên cho đối tượng nào đi học, giảm học phí. Bộ Y tế chịu trách nhiệm khám sức khỏe ban đầu. Bộ LĐ-TB&XH vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, vừa thực hiện một số chính sách như: Ưu tiên cho người nghèo vay vốn tạo việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động… Các Bộ, ngành cử cán bộ tham gia Ban Chỉ đạo Trung ương. Như vậy, tất cả cán bộ làm công tác giảm nghèo đều là kiêm nhiệm.
 
“Không có ngân sách riêng cho hoạt động này mà đây là kinh phí thường xuyên của bộ máy hành chính hiện có. Nói là có nguồn kinh phí lớn nuôi bộ máy điều hành giảm nghèo là hoàn toàn không đúng, đi ngược lại với những ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo, sớm hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ trước hàng chục năm”- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm khẳng định./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.