Hợp tác khu vực củng cố an ninh hàng hải

Hội nghị chuyên đề Sức mạnh Biển lần thứ 5 dành cho châu Phi (SPAS 24) vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Cape Town (Nam Phi) đã bàn thảo một loạt vấn đề quan trọng đối với an ninh hàng hải của châu lục. Các biện pháp được đưa ra nhằm giải quyết những thách thức, gồm việc sử dụng bền vững tài nguyên đại dương và đối phó các mối đe dọa như cướp biển, buôn người và ô nhiễm, vốn luôn là những vấn đề nóng của châu Phi.

Hội nghị chuyên đề Sức mạnh Biển lần thứ 5 dành cho châu Phi (SPAS 24) bàn thảo một loạt vấn đề quan trọng đối với an ninh hàng hải của châu lục. Ảnh: maritimafrica.com

Hội nghị chuyên đề Sức mạnh Biển lần thứ 5 dành cho châu Phi (SPAS 24) bàn thảo một loạt vấn đề quan trọng đối với an ninh hàng hải của châu lục. Ảnh: maritimafrica.com

Vấn đề an ninh hàng hải không chỉ là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của châu Phi, gồm 38 quốc gia ven biển và quốc đảo, mà còn có tác động to lớn đến thương mại toàn cầu, bởi hơn 90% lượng hàng hóa và 70% khối lượng dầu mỏ của châu Phi được vận chuyển qua các tuyến đường biển. Nằm ở vị trí chiến lược giữa Ðại Tây Dương và Ấn Ðộ Dương, nhưng châu Phi đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ lãnh thổ hàng hải của mình.

Châu lục này luôn phải đối phó thách thức trong việc kiểm soát các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp. Riêng Nam Phi mỗi năm thiệt hại khoảng 6 tỷ Rand (hơn 340 triệu USD) do nạn đánh bắt cá bất hợp pháp; nếu tính trên khắp lục địa thì tổn thất kinh tế rất lớn.

Với chủ đề “Trật tự tốt trên biển trong lĩnh vực hàng hải châu Phi” SPAS 24, do Hải quân Nam Phi tổ chức, đã thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo hải quân, chuyên gia quốc phòng, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan từ khắp châu Phi và thế giới.

Diễn ra trong bối cảnh các vấn đề phát triển kinh tế xanh và nhận thức về lĩnh vực hàng hải ngày càng trở nên quan trọng trên các diễn đàn chính sách toàn cầu, trong khi sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu qua các vùng biển của châu Phi, đặc biệt là trước tình hình căng thẳng tại Biển Ðỏ, Hội nghị đánh dấu cam kết mới của châu Phi tìm kiếm giải pháp cho thách thức mà lục địa này đang đối mặt.

Các cuộc thảo luận tại SPAS 24 đặt nền tảng cho sự hợp tác lâu dài, chia sẻ tài nguyên và tổ chức các cuộc tập trận chung trong tương lai. Tổng Tư lệnh Hải quân Nam Phi, Phó Ðô đốc Monde Lobese nhấn mạnh tính cấp thiết của hợp tác khu vực để tăng cường an ninh hàng hải của châu Phi. Ông Lobese nhấn mạnh, hải quân châu Phi cần tự lực hơn, bởi sự phụ thuộc của châu Phi vào các đối tác bên ngoài để bảo vệ vùng biển của mình là không bền vững. Hợp tác giữa các lực lượng hải quân trong việc tiến hành tuần tra trên biển ở châu Phi là điều cần thiết.

Nhu cầu cấp thiết đối với các quốc gia châu Phi là tăng cường năng lực hải quân. Tổng Tư lệnh Hải quân Nam Phi đề xuất tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung định kỳ giữa các quốc gia châu Phi và hợp tác với các đối tác quốc tế để bảo đảm lực lượng hải quân châu Phi luôn đạt chuẩn toàn cầu và củng cố khả năng tương tác trong khu vực.

Theo ông Lobese, các cuộc tập trận này nên được tổ chức hai năm một lần giữa các quốc gia châu Phi, xen kẽ với sự tham gia của các đối tác quốc tế. Ông cũng kêu gọi thành lập Vùng đặc quyền hàng hải kết hợp của châu Phi (CEMZA), một khái niệm sẽ thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới, hợp lý hóa quản lý hàng hải và thúc đẩy thương mại nội khối châu Phi.

SPAS 24 là cuộc gặp gỡ duy nhất tại châu Phi quy tụ những chuyên gia hàng hải, hải quân cấp cao với sự kết hợp chiến lược của học viện hàng hải nhằm bàn thảo các biện pháp và tăng cường đoàn kết, sự phối hợp giữa các nước trong khu vực để cùng nhau đối phó các mối đe dọa trên biển đối với toàn lục địa. Việc thường xuyên tổ chức Hội nghị chuyên đề Sức mạnh Biển dành cho châu Phi được đánh giá sẽ mang tầm quan trọng chiến lược nhằm giúp các nước châu Phi huy động sức mạnh để tự lực ứng phó thách thức hiện tại cũng như tương lai, đồng thời chủ động hơn và giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài trong việc bảo đảm an ninh hàng hải khu vực.

https://nhandan.vn/hop-tac-khu-vuc-cung-co-an-ninh-hang-hai-post838133.html

Thanh Hải (Theo Báo Nhân dân)

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.