Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gắn phát triển nông nghiệp với du lịch trải nghiệm tại địa phương.

Xác định sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, Si Ma Cai đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp hàng hóa huyện Si Ma Cai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuyên truyền thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang tư duy kinh tế nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Những năm qua, Si Ma Cai đã thực hiện chuyển đổi trên 500 ha diện tích sản xuất các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả ôn đới, trồng rừng. Chỉ đạo trồng mới trên 548,50 ha cây ăn quả ôn đới. Cây Lê trên 404,18ha, mận 144,4 ha. Hiện nay diện tích cây ăn quả ôn đới toàn huyện là 1.496 ha, diện tích cho thu hoạch năm 2023 thực hiện 528/1.496 ha, sản lượng đạt 2.130 tấn, doanh thu ước đạt 73,16 tỷ đồng.

Si Ma Cai tập trung phát triển một số vật nuôi bản địa như lợn đen, gà đen, vịt Sín Chéng. Hiện tổng đàn đại gia súc (trâu, bò) trên địa bàn huyện đạt trên 42.000 con (Trong đó: tổng đàn trâu: 10.700 con; tổng đàn bò trên 4.445 con; tổng đàn lợn 26.900 con). Tổng đàn gia cầm đạt 202.600 con. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 680 tấn.

Chợ trâu Cán Cấu thu hút đông khách hàng mua bán trâu của các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) và huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang).

Triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, đến nay huyện Si Ma Cai đã có 11 sản phẩm OCOP. Xã Quan Hồ Thẩn 02 sản phẩm (Mận Tả Van Si Ma Cai, lê Si Ma Cai); xã Nàn Sán 01 sản phẩm (Trứng vịt Sín Chéng); xã Nàn Sín 3 sản phẩm (Lạc đỏ, thị trâu sấy, thịt lợn sấy); xã Sín Chéng 01 sản phẩm (Thịt vịt Sín Chéng); xã Thào Chư Phìn 02 sản phẩm (Đỗ tương xanh, Đỗ tương xanh rang muối); xã Bản Mế 02 sản phẩm (Quả chuối hột sấy khô, Cuống lá quế sấy khô). Những sản phẩm OCOP của huyện được thị trường đón nhận, mức tiêu thụ tốt, thậm chí cung không đủ cầu, tiêu biểu như sản phẩm trứng vịt Sín Chéng. Vịt Sín Chéng là giống có từ lâu đời của người địa phương, có đầu xanh, chân màu vàng, có thân hình to hơn vịt thường. Trứng vịt Sín Chéng có lòng đỏ to, mùi thơm ngậy rất đặc trưng nên được thị trường ưa chuộng.

Si Ma Cai là vùng đất có sức hấp dẫn rất riêng với du khách. Huyện đang đẩy mạnh gắn phát triển nông nghiệp với du lịch tại địa phương. Từ nay đến năm 2025, huyện Si Ma Cai phấn đấu xây dựng 3 sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và nông nghiệp trải nghiệm. Huyện kỳ vọng các mô hình du lịch cộng đồng không chỉ góp phần giới thiệu không gian văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao nơi đây, mà còn giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân.

Những năm gần đây, những ngôi làng như Mào Sao Phìn (xã Sín Chéng), Cán Chư Sử (xã Cán Cấu), Seng Sui (xã Lùng Thẩn), Sín Chải (xã Bản Mế) ngày càng thu hút khách thập phương đến tham quan, trải nghiệm. Du khách đến Si Ma Cai không nên bỏ lỡ cơ hội khám phá 5 địa điểm hấp dẫn nhất nơi đây đó là: Cánh đồng hoa tam giác mạch xã Lử Thẩn; rừng đá xám Sán Chải; rừng sa mộc tít tắp Thào Chư Phìn; ruộng bậc thang xã Sín Chéng; ngắm hoa Lê tại xã Quan Hồ Thẩn.

Si Ma Cai đã triển khai xây dựng quy hoạch các điểm dừng chân ngắm cảnh tại các xã Lùng Thẩn, Sán Chải, Bản Mế, đến nay đang thực hiện đầu tư điểm dừng chân tại xã Sán Chải.

Si Ma Cai là điểm đến lý tưởng để tìm hiểu những nét văn hóa mộc mạc, đơn sơ của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Huyện kỳ vọng đến năm 2025 du lịch cộng đồng sẽ góp phần đưa Si Ma Cai trở thành điểm du lịch quan trọng của tỉnh, thu hút 240 nghìn lượt khách và doanh thu từ du lịch đạt hơn 67 tỷ đồng./.  

Lê Lợi

Tin Liên Quan

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới

Với sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã xung kích đi đầu, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Nhân dân Bảo Yên đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/1, huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Vì lợi ích của cộng đồng thì nên làm

Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cần đến sự tình nguyện đóng góp công sức, tiền của người dân. Thời gian qua, ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai đã có không ít hộ dân chủ động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hoàng...

Bản Phiệt đạt tiêu chí thu nhập

Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của từng thôn để hoạch định hướng phát triển kinh tế cụ thể, xã Bản Phiệt (Bảo Thắng) đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại sầm uất, mang lại thu nhập cao cho người dân.