Khởi sắc trên vùng đất biên cương Mường Khương

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực khắc phục khó khăn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Với đặc điểm hơn 80% diện tích đồi núi, chủ yếu đá vôi; địa hình huyện Mường Khương có độ cao từ 300m đến trên 1.500m so với mặt nước biển, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với một số loại cây trồng đặc sản như dứa, quýt, chè, sa nhân, hồi… Đặc biệt, huyện có trên 73 km đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc, trong đó có 59,1 km đất liền; có Cửa khẩu Quốc gia Mường Khương, Cửa khẩu Pha Long. Ngoài ra, vốn tài nguyên du lịch khá phong phú với nhiều cảnh quan hùng vĩ, nguyên sơ, tươi đẹp; là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, tạo nên không gian truyền thống với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm… Đây là những tiềm năng, thế mạnh của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như thu hút đầu tư.  

Diện mạo đô thị Mường Khương đã có nhiều khởi sắc.

Năm 2023, huyện có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân số tiêu chí xã nông thôn mới hoàn thành đạt 7,68 tiêu chí/xã, thị trấn. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đã tăng lên, đạt 31,07 triệu đồng/người. Số hộ nghèo năm 2023 là 4.711 hộ, chiếm 33,19%; hộ cận nghèo là 3.825 hộ, chiếm 26,94%, tỷ lệ giảm nghèo toàn huyện năm 2023 đạt 6,55%. Các chính sách dân tộc đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước giúp người dân Mường Khương vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao” là một trong những bước đột phá trong cả nhiệm kỳ. Từ chủ trương này, huyện Mường Khương xác định tiếp tục phát huy thế mạnh vùng cây trồng đặc sản, tăng cường công tác quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, cơ cấu lại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường, kịp thời định hướng Nhân dân chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng thương hiệu hàng hóa và gắn sản xuất với công nghiệp chế biến… hướng đến mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn mới phát triển.

Mường Khương phấn đấu diện tích trồng chè đạt 5.400 ha vào năm 2025.

Cùng với mở rộng sản xuất, duy trì và nâng cao chất lượng hàng hóa, hiện tại Mường Khương đang chú trọng vào việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh tại địa phương. Với phương châm “Lợi ích của doanh nghiệp cũng là lợi ích của người dân và huyện Mường Khương”, huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc nghiên cứu, triển khai thực hiện đầu tư tại địa phương.

Trong đó, huyện tập trung lãnh đạo tạo đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là công tác cải cách thủ tục hành chính, chủ động huy động cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển dụng lao động, phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng liên kết sản xuất,… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư, hợp tác kinh doanh tại địa phương. Bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh nông nghiệp như: Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu Mường Khương của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu; Nhà máy chế biến chè của Hợp tác xã chè Mường Khương.

Với những tiềm năng, thế mạnh riêng cùng thông điệp “Đồng hành cùng nhà đầu tư, khai thác tiềm năng và phát triển bền vững”, huyện Mường Khương mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư đến tìm hiểu về những cơ hội đầu tư tại huyện, cũng như có những kết nối giữa doanh nghiệp của huyện và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến gắn với một số loại cây trồng đặc sản; lĩnh vực thương mại - dịch vụ, hoạt động logistics, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; lĩnh vực du lịch, phát triển các loại hình du lịch gắn với nông nghiệp, du lịch sinh thái, trải nghiệm…

 

Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Từ ngày 2 - 8/6 sẽ diễn ra Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng năm 2024

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 là một trong những hoạt động của “Festival cao nguyên trắng Bắc Hà” mùa hè năm 2024 với chủ đề “Nghiêng say vó ngựa cao nguyên”.

Để phong trào “Dân vận khéo” lan tỏa

Sau hơn 10 năm triển khai phong trào, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì gần 5.300 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.

Đảng bộ khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh 65 năm xây dựng và phát triển

Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh trong sự phát triển chung của tỉnh

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh (10/5/1959 - 10/5/2024), Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy về những kết quả đạt được trong thời gian qua và yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ Khối trong tình hình mới.

Tinh thần khởi nghiệp của chàng trai "9x" dân tộc Nùng

Không nản chí, không sợ thất bại, luôn cần cù, chịu khó học hỏi là những đức tính để anh Lương Văn Xuân, sinh năm 1990, dân tộc Nùng ở thôn Trang Nùng, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) phát triển kinh tế, thành công với mô hình gia công cơ khí và ươm giống cây nông nghiệp.