Hội nghị APEC 2023: Sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa đa phương và hợp tác

Sau 1 tuần làm việc, Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ 11 đến ngày 17/11 tại San Francisco, Mỹ đã chính thức bế mạc. Hội nghị không chỉ giúp Mỹ thể hiện những cam kết mạnh mẽ đối với khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế mà còn truyền thêm sức sống cho chủ nghĩa đa phương và sự hợp tác cùng có lợi.

Là nước chủ nhà APEC 2023, Tuần lễ cấp cao APEC thực sự là cơ hội để Mỹ thể hiện vai trò của một cường quốc kinh tế và truyền đi thông điệp về các cam kết vững chắc của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Điều này đã được chính Tổng thống Mỹ Joe Biden đặc biệt nhấn mạnh trong các bài phát biểu tại tuần lễ APEC. 

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi bế mạc hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục khẳng định: “Trong vài ngày qua, chúng tôi đã làm việc cùng nhau và tôi nghĩ đó không phải là cường điệu, chúng tôi đã cùng nhau tìm cách xây dựng nền kinh tế toàn diện, kiên cường và bền vững cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đã nói về tiến trình đó đòi hỏi phải có sự hợp tác cùng nhau.”

Không chỉ giúp Mỹ thể hiện những cam kết mạnh mẽ đối với khu vực, tuần lễ APEC còn truyền thêm sức sống cho chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi. Với chủ đề “Kiến tạo một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”, Tuần lễ APEC năm nay đã diễn ra hàng loạt hội nghị cấp cao giữa các quan chức 21 nền kinh tế, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC, Hội nghị Liên bộ trưởng ngoại giao - kinh tế APEC... Tại các cuộc họp, đại diện các nền kinh tế đều khẳng định APEC là diễn đàn hàng đầu khu vực để thúc đẩy hợp tác đa phương. 

Phát biểu trước báo giới khi tham dự tuần lễ APEC, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Kristalina Georgieva nhấn mạnh: "Tuần lễ APEC đã gửi tín hiệu đến phần còn lại của thế giới rằng chúng ta phải tìm cách hợp tác để giải quyết những thách thức mà không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết thành công được. Điều quan trọng là vào thời điểm sự phân mảnh địa kinh tế đang ngày càng sâu sắc với những hậu quả tiêu cực đối với thế giới, chúng tôi nhận thấy hai kết quả rất quan trọng ở APEC. Thứ nhất là định APEC là diễn đàn hàng đầu khu vực để thúc đẩy hợp tác đa phương. Thứ hai là tại APEC, các bên đã thảo luận về một số vấn đề cấp bách nhất, đặc biệt là khí hậu, khi mà chúng ta chỉ còn vài ngày nữa là bắt đầu hội nghị COP28.Việc khơi dậy cảm giác cấp bách để cùng nhau làm việc chắc chắn là rất kịp thời và rất quan trọng.”

Ngoài các hội nghị chính trong tuần lễ APEC, dư luận cũng chứng kiến nhiều hoạt động bên lề, đặc biệt là các cuộc tiếp xúc đa phương quan trọng khác, cho thấy sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa đa phương.

Đầu tiên phải kể đến là cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên của 12 thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hôm 15-11 sau khi Anh chính thức gia nhập khối vào tháng 7. Tại cuộc họp, các bộ trưởng đã “tái khẳng định rằng Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã mở cửa đón nhận các nền kinh tế sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định và có khuôn mẫu thể hiện sự tuân thủ các cam kết thương mại”.

Một kết quả quan trọng nữa tại tuần lễ cấp cao APEC, đó là vào ngày 16-11, lãnh đạo các nền kinh tế đang tham gia đàm phán sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng đã khép lại các cuộc thảo luận về 3 trong số 4 trụ cột trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Các bên nhất trí về các điều khoản trong trụ cột về năng lượng sạch, nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác các nỗ lực khử carbon, cũng như các điều khoản về chống tham nhũng nhằm mục đích ngăn ngừa trốn thuế và hỗ trợ các nước xây dựng thể chế và luật pháp mạnh mẽ hơn.

Hội nghị APEC 2023: Sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa đa phương và hợp tác (vov.vn)

Theo vov.vn

Tin Liên Quan

Hòa bình và an ninh cho châu Phi

Diễn đàn quốc tế Dakar về hòa bình và an ninh ở châu Phi lần thứ 9 đã khai mạc tại thị trấn Diamniadio, gần thủ đô Dakar của Senegal. Trong bối cảnh các cuộc xung đột làm suy yếu những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của châu Phi, diễn đàn là sự kiện quan trọng để các nhà lãnh đạo châu Phi tìm kiếm giải...

COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu

Các đại biểu gồm lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cùng giới khoa học, đại diện doanh nghiệp từ khắp nơi tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) bắt đầu từ hôm nay (ngày 30/11).

Tạo lá chắn chở che phụ nữ trước bạo lực

Bạo lực đối với phụ nữ dưới mọi hình thức là một vết nhơ đối với nhân loại, là trở ngại đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển bền vững. Nhấn mạnh điều này nhân Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11), Giám đốc điều hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao...

Cùng vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để phát triển bền vững

Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.

Thách thức trên tiến trình loại bỏ rác thải nhựa

Các đại diện đến từ 175 quốc gia đang nhóm họp tại Kenya nhằm xây dựng hiệp ước quốc tế đầu tiên về giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán đối mặt nhiều khó khăn do những khác biệt về mục tiêu và tham vọng của các nước.

Australia tăng cường gắn kết Thái Bình Dương

Dự luật về "Chương trình thị thực gắn kết Thái Bình Dương" được Quốc hội Australia thông qua nhằm mở ra cơ hội định cư lâu dài tại Xứ sở Chuột túi cho tối đa 3.000 công dân của các đảo quốc Thái Bình Dương và Timor Leste mỗi năm. Chương trình này được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường gắn kết người...