Bát Xát: Đồng bào dân tộc thiểu số bảo vệ chủ quyền, biên giới

Thời gian qua, huyện Bát Xát đã đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
z4827833958178_84d315085e3bd2a3a7c7d210c6f036c5.jpg

Thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung nằm dọc trên đoạn biên giới với chiều dài hơn 10 km. Thôn có 85 hộ với 2 dân tộc là Mông và Dao. Mặc dù cuộc sống của người dân còn khó khăn (37 hộ nghèo, 23 hộ cận nghèo) nhưng Lũng Pô được biết đến là “điểm sáng vùng biên”.

Thiếu tá Trần Minh Long, cán bộ Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng A Mú Sung cho biết: Trong 5 thôn biên giới thuộc 2 xã A Mú Sung và Nậm Chạc thì Lũng Pô là thôn điển hình về việc người dân chấp hành tốt quy định của pháp luật, như Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng, chống tác hại ma túy; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... cũng như tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới.

Từ chỗ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc thăm thân và làm thuê, đến nay thôn Lũng Pô trở thành địa bàn không có tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự được đảm bảo, không có bất kỳ trường hợp xuất - nhập cảnh trái phép. Đặc biệt, người dân trong thôn tích cực tham gia tuần tra biên giới, phát quang đường biên, kịp thời cung cấp cho Đồn Biên phòng A Mú Sung nhiều thông tin giá trị.

Anh Tẩn Sành Phú, Trưởng thôn Lũng Pô tâm sự: Những năm qua, được sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung, thôn Lũng Pô đã trở thành “điểm sáng biên giới”. Đồng bào các dân tộc trong thôn luôn đoàn kết, hỗ trợ nhau cây giống, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hình thành vùng cây ăn quả với 8 ha xoài, 12 ha cam, 2 ha mít Thái, cho thu nhập ổn định, giúp người dân từng bước thoát nghèo, yên tâm định cư trên mảnh đất vùng biên.

Câu chuyện thôn Lũng Pô là minh chứng cụ thể về việc phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Ông Đặng Minh Lĩnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bát Xát cho biết: Thời gian qua, MTTQ Việt Nam các cấp huyện Bát Xát đã phối hợp với các ngành đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 01 ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nhất là ở các xã biên giới, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tham gia bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia.

 

Từ đầu năm đến nay, MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành tuyên truyền 450 buổi cho 4.325 lượt người tham gia; phối hợp với Công an huyện tuyên truyền Đề án 03 của UBND tỉnh về củng cố, chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. 6 tháng năm 2023, người dân đã cung cấp 272 nguồn tin tố giác tội phạm có giá trị cho công an phục vụ công tác điều tra; kịp thời phát hiện, giải quyết 57 vụ vi phạm pháp luật.

z4827833983824_a124e64b6b61ef14d1c930cc902d765a.jpg
Tuần tra bảo vệ biên giới.

Đặc biệt, việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được MTTQ Việt Nam các cấp và các ngành của huyện chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, gắn kết chặt chẽ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Thông qua các phương thức triển khai sáng tạo, linh hoạt, các phong trào thi đua yêu nước đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Người dân tự nguyện, tự giác tham gia các mô hình như “Thôn, bản bình yên, gia đình hạnh phúc”, “Khu dân cư không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Dòng họ tự quản”, “Gia đình 5 không”, “Làng bản an ninh, trật tự an toàn xã hội”, “Điểm sáng vùng biên”, “Nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh”… Nhờ đó, các vụ việc được hòa giải ngay từ cơ sở, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự trên địa bàn.

z4827833973300_f5800be1bb67d72edd8e970cbbbbeba9.jpg

Những kết quả đạt được cho thấy, việc phát huy vai trò nòng cốt, chủ thể của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số đã góp phần xây dựng khối đoàn kết vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn huyện, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khu vực biên giới.

https://baolaocai.vn/bat-xat-dong-bao-dan-toc-thieu-so-bao-ve-chu-quyen-bien-gioi-post375357.html

Theo Thanh Nam/LCĐT

Tin Liên Quan

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển.

Hiện thực hóa các mục tiêu trong khai thác, quản lý tài nguyên biển

Ngày 3/4/2023, Chính phủ ban hành "Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050", với nhiều mục tiêu quan trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà...

Hành trình của sự trưởng thành

Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" năm 2023 đã đưa gần 200 đại biểu đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), mang theo sự sôi nổi, bầu nhiệt huyết và những tình cảm chân thành nhất của sinh viên cả nước đến với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đầu sóng, ngọn gió.

Thông cáo chung Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia

Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 12 được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh ngày 25/4.

Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).

Phát triển bền vững kinh tế biển

Với định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế...