Du lịch xanh, bền vững: Sự nhất quán của Việt Nam

Tại lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới năm nay với chủ đề “Du lịch và đầu tư Xanh” (diễn ra tại thủ đô Riyadh, Vương quốc Saudi Arabia, ngày 27/9), các bộ trưởng, lãnh đạo cơ quan du lịch quốc gia của 125 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cùng cam kết về phát triển du lịch bền vững, ủng hộ thông điệp “Đầu tư nhiều hơn cho con người, cho hành tinh và cho sự thịnh vượng” của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO).

Du lịch trải nghiệm trekking Tà Năng-Phan Dũng. (Ảnh: Văn Bảo)

Với việc Cục trưởng Du lịch quốc gia Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm Ngày Du lịch thế giới năm nay, Việt Nam khẳng định với cộng đồng quốc tế về mục tiêu và cam kết phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững (đều đã được nêu trong các đề án, chiến lược phát triển du lịch quốc gia). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đưa ra định hướng “Phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ, phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Ngành du lịch và các địa phương có điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống, khai thác bền vững các di sản văn hóa thế giới, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Thực tế, trong vòng hai năm qua, Việt Nam đều đã lựa chọn chủ đề “du lịch xanh” cho Năm Du lịch quốc gia: năm 2022 là “Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh”; năm 2023 là “Bình Thuận - Hội tụ xanh”, nhằm lan tỏa hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, xanh, bền vững.

Ngành du lịch và các địa phương có điểm đến nổi tiếng ở Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa truyền thống, khai thác bền vững các di sản văn hóa thế giới, các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Những hành động cụ thể tiếp theo hướng tới mục tiêu của du lịch xanh được các doanh nghiệp, cơ quan quản lý du lịch, địa phương ở Việt Nam bước đầu thực hiện nghiêm túc.

Mới đây nhất, hôm 28/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã phát động Cuộc thi thiết kế ứng dụng (apps) quản lý rác thải nhựa trong ngành du lịch, nhằm tìm kiếm phần mềm để các cơ quan quản lý du lịch, các địa phương, các cơ sở du lịch, dịch vụ có thể triển khai sử dụng. Các doanh nghiệp du lịch có thể đăng ký và tham gia thực hiện bộ tiêu chí doanh nghiệp du lịch không rác thải nhựa.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, tăng trưởng của ngành du lịch đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng góp phần làm gia tăng rác thải nhựa ra môi trường. Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam” do Hiệp hội Du lịch Việt Nam xây dựng được UNDP chấp thuận tài trợ để thực hiện trong hai năm 2023-2024.

Trước đó, ngày 26/9, Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam đã phối hợp ngành kiểm lâm và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Tọa đàm “Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết cho các đơn vị lữ hành về “du lịch có trách nhiệm với môi trường thiên nhiên”, đồng thời thúc đẩy sự tham gia và hợp tác liên ngành trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã vì sự phát triển bền vững du lịch.

Trong khuôn khổ tọa đàm, 24 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Quảng Nam đã ký cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã để gìn giữ hệ sinh thái, bảo vệ sự phát triển bền vững.

Rõ ràng, những hành động cụ thể kể trên càng khẳng định nhất quán chủ trương, định hướng thống nhất hành động, liên kết tất cả địa phương, điểm đến, doanh nghiệp và các bên liên quan trong ngành du lịch Việt Nam đưa du lịch phát triển theo hướng xanh, bền vững.

https://nhandan.vn/du-lich-xanh-ben-vung-su-nhat-quan-cua-viet-nam-post775372.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...