Gặp mặt 100 đại biểu người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông của các huyện Bát Xát, Mường Khương

Ngày 27/9, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị gặp mặt, biểu dương đại biểu người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông huyện Bát Xát, Mường Khương.
dv1.JPG
Quang cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo một số ban, ngành, đơn vị của tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cùng 100 đại biểu là người có uy tín đại diện cho đồng bào Mông ở 2 huyện Bát Xát và Mường Khương.

dv2.JPG
Các đại biểu dự hội nghị.

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới với 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Đồng bào Mông trên địa bàn tỉnh có hơn 28.000 hộ với gần 155.000 nhân khẩu, chiếm 23,78% dân số toàn tỉnh, đứng thứ nhất về dân số trong các dân tộc thiểu số. Đồng bào Mông sinh sống ở 9 huyện/thị xã/thành phố, 114 xã/phường/thị trấn với 530 thôn, bản.

dv3.JPG
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị.

Vào thời điểm tái lập tỉnh (năm 1991), đời sống đồng bào các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông còn nhiều khó khăn, nhiều hộ đói nghèo, nhiều bà con không biết chữ, không nói được tiếng phổ thông… Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của đồng bào, đến nay 100% đường ô tô đến trung tâm các xã đã được rải nhựa hoặc đổ bê tông; tỷ lệ hộ dân người dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào dân tộc Mông được sử dụng nước sinh hoạt vệ sinh đạt khoảng 96%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nguồn điện phù hợp đạt hơn 97%; trẻ trong độ tuổi 4 - 5 tuổi đến trường đạt 99,2%; có hơn 90% người dân trong độ tuổi từ 15 đến 60 có thể đọc, viết tiếng phổ thông…

dv4.JPG
Đại diện Công an tỉnh thông tin một số nội dung tại hội nghị.

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng bào Mông có nhiều tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, học tập, công tác, góp phần cùng cộng đồng dân tộc xây dựng Lào Cai ngày càng giàu, đẹp.

dv5.JPG
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh thông tin việc thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo, thông tin đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc; phát huy vai trò người có uy tín trong việc vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; cải tạo tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

 
dv6.JPG
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thông tin tại hội nghị.

Theo đánh giá, vùng đồng bào dân tộc Mông ở hai địa phương Bát Xát, Mường Khương dù đã có nhiều đổi thay, chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần quan tâm giải quyết.

Do vậy, trong thời gian tới, các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân theo hướng đổi mới nội dung và phương thức. Thường trực các huyện ủy chủ động rà soát, chỉnh sửa, bổ sung kế hoạch tuyên truyền, vận động theo Đề án 17 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025.

dv7.JPG
Tặng quà người có uy tín tiêu biểu dân tộc Mông của các địa phương.

Đối với các đại biểu người có uy tín, cần tiếp tục gương mẫu đi đầu trong giáo dục con cháu, vận động gia đình, dòng họ và Nhân dân vươn lên trong lao động, sản xuất, giảm nghèo; đẩy lùi các tập quán lạc hậu; gìn giữ, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn…

Tại hội nghị đã nghe nhiều tham luận của các đại biểu ở một số lĩnh vực. Dưới đây là một số tham luận nổi bật:

Từng bước đẩy lùi hủ tục

dv8.JPG
Ông Lý A Vàng, xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát

Trung Lèng Hồ là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bát Xát với 99,5% là dân tộc Mông. Tổng số hộ nghèo năm 2023 là 293, chiếm 61,9% số hộ của xã, số hộ cận nghèo 94, chiếm 19,8%.

Những năm trước đây, một số hủ tục trong cộng đồng dân tộc Mông vẫn còn nặng nề như tảo hôn; ép cưới; thách cưới cao; trong việc tang, các gia đình có người chết vẫn còn để lâu ngày; đưa người chết đi phơi nắng; tổ chức ăn uống dài ngày...

Để đẩy lùi hủ tục, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Mông phối hợp với các tổ chức đoàn thể của thôn tập trung tuyên truyền, vận động bà con cải tạo các hủ tục với các nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng; tổ chức ký cam kết tới 100% hộ dân về xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới, việc tang và không tổ chức cưới tảo hôn cho con. Nhờ đó, nhận thức của bà con được nâng lên, các hủ tục đã từng bước bị xóa bỏ.

Phòng chống tảo hôn trong đồng bào Mông

dv9.JPG
Bà Phàng Thị Mẩy, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.

Cốc Mỳ là xã biên giới còn nhiều khó khăn của huyện Bát Xát, xã gồm 3 dân tộc Kinh, Dao và Mông sinh sống. Trên địa bàn xã, tình trạng tảo hôn chủ yếu xảy ra ở các thôn đồng bào dân tộc Mông.

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể xã đã đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật như Luật Hôn nhân và Gia đình; các văn bản về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tới người dân.

Hằng năm, xã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tổ chức gặp mặt các thầy mo, thầy cúng, người có uy tín bàn giải pháp giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Địa phương xây dựng các mô hình về phòng chống tảo hôn, tuyên truyền, vận động trẻ vị thành niên không sinh con dưới 18 tuổi. Đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ thôn thường xuyên tổ chức tuyên truyền và nắm tình hình trong thôn để kịp thời báo cáo giải quyết. Nhờ đó, công tác ngăn chặn tảo hôn ngày càng hiệu quả, đến nay tình hình tảo hôn trên địa bàn xã đã giảm thiểu.

Giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội gắn với bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

dv10.JPG
Ông Ma Seo Phừ, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương.

Nậm Chảy là xã vùng cao biên giới thuộc huyện Mường Khương, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 17 km, quản lý 19 cột mốc, với 5/11 thôn giáp biên giới.

Xác định rõ vị trí, vai trò của mình, những năm qua, người có uy tín trên địa bàn xã tích cực tuyên truyền, vận động dòng họ và Nhân dân, nhất là người dân ở khu vực biên giới chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội.

Người có uy tín luôn giữ gìn khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư; chủ động tham gia giải quyết kịp thời những vướng mắc từ cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng”; phối hợp với chính quyền trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch; cùng với các lực lượng chức năng xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững bình yên thôn, xóm.

https://baolaocai.vn/gap-mat-100-dai-bieu-nguoi-co-uy-tin-tieu-bieu-dan-toc-mong-cua-cac-huyen-bat-xat-muong-khuong-post374159.html

Theo Quỳnh Trang/LCĐT

Tin Liên Quan

Cảnh giác với lừa đảo kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 1256 /STTTT-TTBCXB về cảnh giác với lừa đảo trên mạng xã hội kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Phát sóng di động tại 100% xã trên địa bàn toàn tỉnh

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, các khu vực trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng thiệt hại cả về người, tài sản, công trình công cộng, trong đó có công trình hạ tầng viễn thông (cột, nhà trạm, tuyến truyền dẫn) trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Miễn thu phí đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa cứu trợ thiệt hại do bão Yagi

Theo đề nghị của Cục đường bộ Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thực hiện miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa hỗ trợ thiệt hại do cơn bão số 3 khi đi qua các trạm thu phí đối với 4 dự án đường cao tốc đang khai thác...

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong khảo sát khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng

Chiều 15/9, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đi khảo sát thực địa vị trí, phương án xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) và nơi tạm lánh trên núi của 17 hộ dân với 115...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra

Chiều 12/9, sau khi thị sát hiện trường sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cấp ngay 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai để khắc phục hậu quả mưa lũ

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, chiều 12/9, sau khi thị sát hiện trường sạt lở đất tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với tỉnh Lào Cai về công tác khắc phục hậu quả do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra.