Học sinh cả nước bước vào năm học mới

Sáng 5/9 là ngày khai giảng năm học mới 2023-2024, cũng là Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Học sinh, thầy cô giáo tại các trường học trên cả nước cùng hoà chung trong không khí vui tươi, phấn khởi của lễ khai giảng, sẵn sàng bước vào năm học mới với nhiều động lực, nhiều quyết tâm để “dạy tốt, học tốt”, hoàn thành các mục tiêu toàn ngành giáo dục đã đề ra.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Chu Văn An (Tây Hồ, Hà Nội) trong lễ khai giảng sáng 5/9. (Ảnh: DUY LONG)

Năm học 2023-2024, chủ đề của toàn ngành giáo dục đặt ra là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Đây là năm học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong năm học 2023-2024, sau những cố gắng của cả một quá trình, phải bứt tốc, để về đích trong năm học 2024-2025.

Giáo dục tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh, rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với các lớp đã triển khai và triển khai mới với lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị điều kiện cho các lớp cuối cấp.

Để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới, trước đó, mọi công tác chuẩn bị đã được các trường học trên cả nước hoàn tất. Các địa phương có hướng dẫn tổ chức khai giảng và triển khai hoạt động đầu năm học trên tinh thần gọn nhẹ, trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với điều kiện từng nhà trường, địa phương.

Bên cạnh phần “lễ”, các trường theo điều kiện sẽ tổ chức thêm phần “hội” để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thầy trò bước vào năm học mới.

Tại Hà Nội, từ 7 giờ các trường bắt đầu tập trung và đón học sinh. Hơn 2.800 trường học với hơn 2,2 triệu học sinh của thành phố hôm nay chính thức bước vào năm học 2023-2024 cùng với lễ khai giảng được tổ chức đồng loạt theo tinh thần gọn nhẹ, học sinh là trung tâm, chú trọng đón học sinh đầu cấp, bảo đảm trở thành ngày hội khai trường của các em.

Để chuẩn bị cho năm học mới, trước đó, các đơn vị, trường học đã tiến hành rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, tổng vệ sinh lớp học, khuôn viên, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để đón học sinh tựu trường và tham dự lễ khai giảng.

Năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục phát triển về quy mô, có số lượng học sinh và trường học lớn nhất trong cả nước. Toàn thành phố Hà Nội có 2.874 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với cùng kỳ năm trước.

Năm học này, số lượng học sinh của Hà Nội tiếp tục tăng nhanh. Thành phố hiện có 2.222.246 học sinh, tăng 68.917 học sinh so với cùng kỳ năm trước; số lớp học là 66.138 lớp, tăng 1.919 lớp.

Trong năm học mới, ngành giáo dục Thủ đô đang nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương

Về giáo viên, Hà Nội năm học 2023-2024 có 124.493 giáo viên, tăng 1.525 giáo viên và 66.110 phòng học, tăng 846 phòng học.

Cũng như nhiều địa phương khác của cả nước, Hà Nội hiện vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ, nhất là giáo viên để triển khai dạy các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Để giải quyết tình trạng này, năm 2023, Hà Nội tiến hành tuyển dụng khoảng 6.000 giáo viên các cấp học để bổ sung cho đội ngũ giáo viên còn thiếu tại các trường học của thành phố. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa tổ chức tuyển dụng hơn 600 viên chức giáo viên, nhân viên làm việc tại các trường trực thuộc; các quận, huyện, thị xã đang tổ chức tuyển dụng giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; triển khai ký hợp đồng với 3.112 giáo viên theo nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, trong năm học mới, ngành giáo dục Thủ đô đang nỗ lực khắc phục những mặt còn tồn tại, quyết tâm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các địa bàn; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện các giải pháp đang triển khai như phát triển mạng lưới trường học; tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư cho các trường học ở địa bàn khó khăn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia...,

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, dịp năm học mới bắt đầu, các nhà trường đã có nhiều biện pháp quan tâm, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc diện chính sách. Ngành giáo dục Thủ đô tiếp tục phát động phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”, nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp tặng sách giáo khoa, quần áo, đồ dùng học tập, … để không học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không thể đến trường.

https://nhandan.vn/hoc-sinh-ca-nuoc-buoc-vao-nam-hoc-moi-post770795.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên