Lào Cai: Giải pháp thúc đẩy thu hút vốn FDI

Cùng với thu hút đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được tỉnh Lào Cai xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Chủ trương của tỉnh là ưu tiên dự án có chất lượng, thân thiện với môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên; các dự án có khả năng tham gia chuỗi giá trị; các dự án chế biến sâu công nghiệp; các dự án phát triển du lịch dịch vụ, nông nghiệp...

Là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, với sự hiện diện của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn trong nước và nước ngoài, Lào Cai đang lựa chọn hạ tầng là động lực để thu hút đầu tư trong thời gian tới, trong đó đặc biệt tập trung vào những dự án tầm cỡ, tạo sức lan tỏa không chỉ riêng với địa phương, mà còn cho cả vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lào Cai hướng tới mục tiêu chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, cần có cách nhìn khách quan, đánh giá toàn diện kết quả, tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế địa phương trong dòng chảy thu hút FDI suốt 27 năm qua.

Trung tâm Thương mại GO! Lào Cai là một trong những dự án trọng điểm trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Lào Cai.

Năm 1996 tỉnh Lào Cai có dự án FDI đầu tiên được cấp phép, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 27 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 685,818 triệu USD. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực công nghiệp khai thác, chế biến, du lịch - dịch vụ, các dự án thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, quy mô nhỏ; các dự án FDI tập trung chủ yếu tại các Khu công nghiệp, thị xã Sa Pa, huyện Văn Bàn – là các địa phương có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch. Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư FDI đã mang lại tác động toàn diện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiều mặt, góp phần quan trọng khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Năm 2022 do  ảnh hưởng từ dịch Covid-19, tổng doanh thu khối doanh nghiệp FDI đạt 105 triệu USD, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 3.000 lao động, tạo hiệu ứng lan tỏa tương đối rộng trên nhiều lĩnh vực, tác động sâu đến động lực cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn. Mặt khác, quy mô dân số, quy mô nền kinh tế còn nhỏ; hoạt động sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực chưa gắn với chuỗi giá trị; công nghệ chậm đổi mới; năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, chưa có thu hút được dự án FDI lớn, chiến lược, dự án có trình độ sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Khu du lịch Topas Ecolodge - Dự án FDI tại Sa Pa.

Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, triển khai có hiệu quả dịch vụ hành chính công từ tỉnh đến cơ sở, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp. Vận dụng linh hoạt các chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư trọng điểm. Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động thu hút đầu tư các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách đặc thù đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm.

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, cung cấp dịch vụ đầy đủ, bảo đảm dịch vụ chuyên nghiệp, mở rộng mạng lưới tư vấn xúc tiến đầu tư, đại diện tại nước ngoài ở các thị trường nguồn truyền thống về FDI trong các ngành nghề ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp FDI kết nối với doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ qua các tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp đã đầu tư ở tỉnh.

Thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp, để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp, qua đó kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh. Theo đó tỉnh Lào Cai sẽ tập trung ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài ở một số lĩnh vực như: Thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và thân thiện môi trường.

Chú trọng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến từ các nước có nền công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu (về cơ khí chế tạo, lắp ráp, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng…). Ưu tiên các dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp; dịch vụ logistic, tập trung đầu tư tăng tốc hạ tầng khu công nghiệp Bản Qua và cụm công nghiệp Thống Nhất, Cốc Mỳ, xây dựng cầu Bá Sái, cầu Phú Thịnh, cầu Làng Múc, đường Kim Thành - Ngòi Phát, đầu tư xây dựng các khu đô thị mới của thành phố Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà,...

Về chính sách ưu đãi đầu tư, nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi thay vì trọng tâm ưu đãi như hiện nay tập trung về tài chính, thuế thì có thể tập trung xây dựng chính sách, cơ chế ưu đãi theo năng lực của nhà đầu tư, theo khả năng tạo ra giá trị gia tăng, mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của dự án, hợp tác đầu tư có chọn lọc để góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, sử dụng và tạo năng lượng sạch, thân thiện môi trường,…

Hà Phương

Tin Liên Quan

Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch năm 2024

Ngày 12/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai năm 2024.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp

Chiều 9/3, tại thành phố Lào Cai, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng về một số nội dung hợp tác thuộc phạm vi quản lý trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn hai địa phương.

Xuất - nhập khẩu: Chờ đợi sự khởi sắc

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. Không phải ngẫu nhiên đặt ra mục tiêu như vậy, bởi thực tế đang có nhiều cơ hội và sự khởi sắc đối với hoạt động xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Lào Cai: Tạo sức bật trong thu hút đầu tư

Với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”, nắm chắc những lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên, tỉnh Lào Cai đã và đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hạ tầng, khơi thông điểm nghẽn về logictics, huy...

Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Chiều 12/12, bên lề hội nghị triển khai triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thông báo một tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc chính thức ký Nghị...

Trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Với vị trí “cửa ngõ” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung phát huy lợi thế riêng có để phấn đấu trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.