Hiện thực hóa nghị quyết đại hội về phát triển công nghiệp

Với định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp nhẹ (dệt may), Lào Cai kỳ vọng đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 60 nghìn tỷ đồng.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có hàng loạt dự án sản xuất công nghiệp được khởi công mới, khánh thành đi vào hoạt động. Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất công nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất, tạo thêm việc làm mới cho nhiều lao động địa phương, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và nguồn thu ngân sách nhà nước.

CNC.jpg
Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Luyện đồng Bản Qua thuộc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai.

Đầu tháng 9/2021, Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai đã sản xuất thành công 55 tấn đồng cathode đầu tiên đạt tiêu chuẩn trên 99,95% tại dây chuyền của Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai (Nhà máy Luyện đồng Bản Qua). Với dây chuyền công nghệ tự động hóa, Nhà máy Luyện đồng Bản Qua có công suất 20.000 tấn đồng thành phẩm mỗi năm, gấp đôi nhà máy luyện đồng đang vận hành tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng. Ngoài ra, nhà máy mỗi năm sản xuất khoảng 100.000 tấn axit sunfuaric, 1 tấn vàng, 1 tấn bạc.

Dự án mở rộng, nâng công suất Nhà máy Luyện đồng Lào Cai có tổng vốn đầu tư hơn 3.900 tỷ đồng. Đây không chỉ là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm tiếp tục hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chế biến sâu các loại khoáng sản.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai cho biết: Dự án từ khi đi vào hoạt động đến nay ổn định và các nhà máy của đơn vị đã sử dụng hiệu quả, triệt để nguồn quặng đồng hiện có trên địa bàn. Các sản phẩm đồng cathode của chi nhánh luôn đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn công bố, được tiêu thụ thuận lợi. Điểm nhấn trong sản xuất của đơn vị là không để xảy ra mất an toàn lao động và sự cố về môi trường. Cả 2 nhà máy đều được đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, còn nước thải được xử lý tuần hoàn và quay trở lại sản xuất nên hạn chế tối đa tình trạng xả thải ra môi trường, đồng thời tăng cường cảnh quan nhà máy xanh - sạch - đẹp.

Dự án từ khi đi vào hoạt động đến nay ổn định và các nhà máy của đơn vị đã sử dụng hiệu quả, triệt để nguồn quặng đồng hiện có trên địa bàn. Các sản phẩm đồng cathode của chi nhánh luôn đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn công bố, được tiêu thụ thuận lợi.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Giám đốc Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai

CN99.jpg
Phối cảnh Dự án Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao.

Đầu tháng 3/2022, Dự án Nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao tại thôn Tân Hồng, xã Bản Qua (huyện Bát Xát) có tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, với công suất thiết kế 60.000 tấn sản phẩm/năm được khởi công. Dự án do Công ty TNHH Nexus Technologies & Cable làm chủ đầu tư. Đây là nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện công nghệ cao, là dự án đầu tư FDI lớn nhất của Hàn Quốc tại Lào Cai trong phát triển công nghiệp công nghệ cao. Dự án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn thành năm 2024, sản xuất dây điện dân dụng và sợi đồng. Giai đoạn 2 hoàn thành năm 2026, sản xuất dây cáp điện cao thế từ 350 kV đến 750 kV.

Theo đại diện Công ty TNHH Nexus Technologies & Cable, vị trí đầu tư và đặt nhà máy tại huyện Bát Xát rất thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang thị trường Trung Quốc, góp phần gia tăng chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp và nộp thuế cho tỉnh.

CN8.jpg
Công nhân Nhà máy May thêu xuất khẩu của Công ty TNHH Babeeni Việt Nam có thu nhập khá ổn định.

Bên cạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tỉnh chủ trương “trải thảm” thu hút doanh nghiệp đầu tư dệt may nhằm giải quyết thêm việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Cuối tháng 4/2022, Công ty TNHH Babeeni Việt Nam tổ chức khánh thành Nhà máy May thêu xuất khẩu tại Khu Công nghiệp Đông Phố Mới (thành phố Lào Cai). Nhà máy có hệ thống nhà xưởng sản xuất giai đoạn 1 với diện tích hơn 15.000 m2, tổng vốn đầu tư xây dựng và trang - thiết bị khoảng 115 tỷ đồng, sản xuất từ 1 - 1,5 triệu sản phẩm/năm, bao gồm quần, áo xuất khẩu vào thị trường Mỹ và châu Âu; doanh thu khoảng 800 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 500 lao động địa phương. Nhà máy tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 (năm 2023) và giai đoạn 3 (năm 2024), với mục tiêu giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho khoảng 3.000 lao động địa phương.

CN6.jpg
Sản xuất phân bón DAP tại Công ty Cổ phần DAP số 2.

Với hàng loạt dự án được khởi công, khánh thành đi vào hoạt động đã giúp giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

 

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra mục tiêu khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh cho phát triển, trong đó công nghiệp là trụ cột quan trọng. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 60 nghìn tỷ đồng.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Xác định rõ vai trò động lực của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, tỉnh đã tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, dệt may, sản xuất - phân phối điện nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng của tỉnh và phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Bởi vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp những năm qua luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào GRDP của tỉnh và trở thành “trụ cột” của nền kinh tế.

CNNNN.jpg
Toàn cảnh Khu Công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng).

Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 khu công nghiệp với kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ (Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải) với tổng diện tích quy hoạch 1.285 ha, trong đó đất công nghiệp 868,68 ha.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt 41.206 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch năm, đạt 95,4% so với kế hoạch giao thêm, tăng 11,22% so với cùng kỳ năm 2020); năm 2022 đạt 46.069 tỷ đồng (bằng 100,15% kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021); năm 2023 phấn đấu đạt 5.100 tỷ đồng.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp Lào Cai chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ (năm 2020, tỷ lệ công nghiệp khai thác mỏ là 7,45%, công nghiệp chế biến, chế tạo là 71,2%; đến hết năm 2022, tỷ lệ công nghiệp khai thác mỏ còn 4,18%, công nghiệp chế biến, chế tạo là 74,9%).

CN3.JPG
Thủy điện đang đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Với việc khai thác, phát huy được tiềm năng, thế mạnh, sản xuất công nghiệp đã tạo ra chuyển biến rõ nét về quy mô, chất lượng và khẳng định là ngành trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

https://baolaocai.vn/hien-thuc-hoa-nghi-quyet-dai-hoi-ve-phat-trien-cong-nghiep-post367854.html

Theo Viết Vinh/LCĐT

Tin Liên Quan

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với...

Tiếp sức cho tín dụng chính sách

Những năm qua, dòng vốn tín dụng chính sách đi vào cuộc sống, giúp người dân ngày càng vươn lên là có sự đóng góp rất quan trọng của các tổ chức chính trị - xã hội làm công tác ủy thác vốn vay, đó là đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ và hội nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã...

Ngoại giao kinh tế cần tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới

Tối 18/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng cuối năm 2024.

Lào Cai xây dựng đề án thí điểm về cửa khẩu thông minh

Ngày 27/5, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 272/KH-UBND về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành và xã Bản Vược, huyện Bát Xát.

Hơn 4,8 tỷ đồng thực hiện Dự án cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua tăng thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ tại huyện Bảo Thắng

Huyện Bảo Thắng là 1 trong 2 địa điểm được lựa chọn để thực hiện Dự án “Cải thiện sinh kế cộng đồng thông qua tăng thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ; nhân rộng mô hình doanh nghiệp dựa trên cộng đồng ở Châu Á” do Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO) tài trợ.