Sản xuất hữu cơ: “Chìa khóa” mở cửa thị trường xuất khẩu quế

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, quế được xác định là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực. Mục tiêu đặt ra đến năm 2050 diện tích quế đạt 68.000 ha, trong đó diện tích được cấp chứng nhận hữu cơ chiếm hơn 50%, tổng giá trị ngành hàng đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Tỉnh cũng định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản.
2.jpg

Ông Đặng Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Nậm Đét cho biết: Lợi ích từ trồng quế hữu cơ đã được khẳng định. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế quế. Cùng với đó, xã tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng với người dân xây dựng vùng sản xuất quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

3.jpg

Hợp tác xã Quế hữu cơ Nậm Đét (xã Nậm Đét) được thành lập năm 2018 với 6 thành viên chính thức và hơn 150 hộ nông dân ký kết tham gia. Bình quân mỗi năm, hợp tác xã thu mua khoảng 800 tấn quế tươi để sản xuất 12 sản phẩm quế như quế ống điếu, quế ống sáo, quế thuốc lá, quế lát vuông, quế tăm, tinh dầu quế… xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Ông Triệu Phúc Vầy, Giám đốc hợp tác xã cho biết: "Chúng tôi chủ yếu sản xuất quế hữu cơ vì giá bán cao hơn khoảng 20 - 30% so với sản phẩm quế thông thường và có thị trường tiêu thụ ổn định".

5.jpg

Tại huyện Bảo Yên, những năm qua, sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng quế đã giúp nhiều hộ có thu nhập cao và ổn định. Huyện hiện có hơn 25.000 ha quế, giá trị ước đạt 1.000 tỷ đồng/năm. Hiện trên địa bàn có 7 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm từ quế, trong đó có 6 đơn vị sản xuất, chế biến tinh dầu (chủ yếu ở dạng thô, trong đó 1 đơn vị có dây chuyền chế biến tinh dầu tinh là Công ty TNHH MTV Triều Dương) và 1 đơn vị chế biến vỏ quế (Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây). Mới đây, huyện đã thu hút thêm 1 doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm từ quế với quy mô lớn.

6.jpg

Để nâng cao hơn nữa giá trị và thương hiệu cho sản phẩm quế của địa phương, huyện xây dựng kế hoạch sản xuất quế theo tiêu chuẩn hữu cơ, mục tiêu từ nay đến năm 2025 xây dựng 1.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Bà Trịnh Thị Duyên, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Yên

4.jpg

Hiện nay, tỉnh đã hình thành vùng nguyên liệu quế hơn 56.000 ha, trung bình mỗi năm thu 5.100 tấn vỏ khô, 51.000 tấn cành lá, 350 - 400 tấn tinh dầu. Tuy nhiên, diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ mới đạt hơn 3.600 ha, chiếm hơn 7% tổng diện tích. Việc phát triển cây quế thời gian trước chỉ tập trung mở rộng diện tích, chưa chú trọng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật để nâng cao giá trị ngành hàng. Do vậy, sản phẩm vỏ quế chủ yếu là sơ chế để xuất thô sang các thị trường Ấn Độ, Trung Quốc với giá trị kinh tế không cao.

 
7.jpg

Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” xác định hình thành vùng trồng quế tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tập trung phát triển chuỗi sản phẩm quế hữu cơ mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, từng bước vươn ra thị trường thế giới và trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chính.

Muốn vậy, phải gắn phát triển vùng nguyên liệu quy mô tập trung với sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và các tiêu chuẩn quốc tế. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích quế đạt 66.000 ha, giá trị đạt khoảng 1.800 tỷ đồng; đến năm 2050 đạt 68.000 ha, giá trị đạt khoảng 2.200 tỷ đồng. Trong đó, diện tích quế hữu cơ đến năm 2025 phấn đấu đạt 30% và đạt hơn 50% vào năm 2050.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Để đạt mục tiêu đề ra, các giải pháp trọng tâm đang được triển khai là hỗ trợ người dân liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để cùng tham gia các dự án sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trước hết là phát triển các vùng nguyên liệu theo quy trình hữu cơ; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiếp cận với các tổ chức quốc tế chứng nhận các sản phẩm quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ; hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá các sản phẩm quế ra thị trường quốc tế…

https://baolaocai.vn/san-xuat-huu-co-chia-khoa-mo-cua-thi-truong-xuat-khau-que-post367251.html

Theo Kim Thoa - Khánh Ly/LCĐT

Tin Liên Quan

Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch năm 2024

Ngày 12/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai năm 2024.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp

Chiều 9/3, tại thành phố Lào Cai, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng về một số nội dung hợp tác thuộc phạm vi quản lý trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn hai địa phương.

Xuất - nhập khẩu: Chờ đợi sự khởi sắc

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. Không phải ngẫu nhiên đặt ra mục tiêu như vậy, bởi thực tế đang có nhiều cơ hội và sự khởi sắc đối với hoạt động xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Lào Cai: Tạo sức bật trong thu hút đầu tư

Với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”, nắm chắc những lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên, tỉnh Lào Cai đã và đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hạ tầng, khơi thông điểm nghẽn về logictics, huy...

Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Chiều 12/12, bên lề hội nghị triển khai triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thông báo một tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc chính thức ký Nghị...

Trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Với vị trí “cửa ngõ” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung phát huy lợi thế riêng có để phấn đấu trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.