IPU và LHQ đánh giá cao sự hiện diện của phụ nữ trên chính trường

Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng về số lượng phụ nữ tham gia chính trị" nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được bình đẳng giới.

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala và Chủ tịch ECB Christine Lagarde. (Nguồn: Twitter)

Ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định chính trị trên toàn thế giới, tuy nhiên sự bình đẳng giới vẫn còn xa vời. Đó là nhận định được Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc cùng đưa ra trong báo cáo công bố ngày 7/3.

Báo cáo trên đưa ra bảng xếp hạng mới nhất và sự phân bố theo khu vực của những quốc gia có nữ giới đảm nhiệm các vị trí quản lý hành pháp và tham gia quốc hội tính đến ngày 1/1/2023.

Kết quả cho thấy số phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo chính trị nói chung đã tăng lên. Tuy nhiên, sự hiện diện của nữ giới ở các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ hoặc với tư cách là người đứng đầu nhà nước và chính phủ vẫn còn rất ít.

Theo báo cáo, ở thời điểm đầu năm 2023, có 11,3% số các quốc gia trên thế giới có phụ nữ đứng đầu nhà nước (không bao gồm các quốc gia theo chế độ quân chủ) và 9,8% có phụ nữ đứng đầu chính phủ. Những con số này đều đã tăng so với một thập kỷ trước, khi các thống kê này lần lượt ở mức 5,3% và 7,3%.

Báo cáo trên đã chỉ ra rằng hiện chỉ có 13 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, có nội các bình đẳng giới, với 50% số thành viên nội các là phụ nữ giữ chức vụ từ bộ trưởng trở lên. Trong khi đó, vẫn còn 9 quốc gia không có thành viên nội các là nữ giới.

Theo báo cáo, giới chức là nam giới tiếp tục chiếm ưu thế trong các lĩnh vực chính sách như kinh tế, quốc phòng, tư pháp và nội vụ.

Trong khi đó, nữ giới chỉ chiếm 12% trong số các vị trí bộ trưởng phụ trách đầu tư quốc phòng và chính quyền địa phương, 11% phụ trách vấn đề năng lượng, nhiên liệu tài nguyên thiên nhiên và khai thác mỏ và 8% phụ trách lĩnh vực giao thông.

Tổng Thư ký IPU Martin Chungong nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng về số lượng phụ nữ tham gia chính trị trong năm nay, điều này rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được bình đẳng giới, nếu xét theo tốc độ tăng trưởng hiện tại".

https://nhandan.vn/ipu-va-lhq-danh-gia-cao-su-hien-dien-cua-phu-nu-tren-chinh-truong-post741979.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.