Độc đáo Lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Nùng (Mường Khương)

Trong không khí trang nghiêm thành kính, sáng 19/2 (tức ngày 29/1 âm lịch), đồng bào dân tộc Nùng thuộc thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương đã cùng nhau tụ họp và tổ chức Lễ cúng rừng trên đỉnh núi thiêng Long Sơn.

Đầu giờ sáng, thầy cúng cùng đông đảo đồng bào Nùng trên địa bàn đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho Lễ cúng rừng, thờ thần rừng trên núi Long Sơn. Cũng như mọi năm, đồng bào chuẩn bị các vật tế lễ đơn giản như một con gà trống, một con lợn đen bản địa, một vò rượu và cơm trắng. Sau khi lễ vật cúng rừng được chuẩn bị xong, thầy cúng sẽ tiến hành tuần tự các bài cúng.

Bài cúng thể hiện lòng biết ơn thần rừng đã chở che cho người dân và mong muốn một năm mới mọi người có sức khỏe tốt, nhà nhà sung túc, làm ăn gặp nhiều may mắn. Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng không chỉ hạn chế, bó hẹp trong cộng đồng dân tộc Nùng, mà người dân thuộc dân tộc khác cũng có thể đến đây bái lễ để tỏ lòng thành kính.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ.

Ngay sau khi tổ chức xong việc cúng tế, thầy chủ tế, người giúp việc chủ tế, những người trong ban tổ chức sẽ thụ lộc ngay trước đền thờ. Những người còn lại sẽ nấu nướng và ăn uống dưới khu vực bìa rừng cấm.

Đã 3 năm kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc tổ chức lễ cúng rừng chỉ dừng lại ở việc làm lễ gọn nhẹ với sự góp mặt của các thầy cúng mà không có người dân. Năm nay, đồng bào Nùng phấn khởi khi được tham gia nghi lễ này. Điều đặc biệt, để đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, con đường lên đỉnh núi Long Sơn đã được UBND huyện Mường Khương đầu tư, xây dựng, đảm bảo cho việc đi lại thuận lợi hơn. Nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách tham quan và trải nghiệm tục lệ cúng rừng của dân tộc Nùng.

Cho biết về những nội quy trong khu rừng cấm, ông Lù Sìn Lền, tổ dân phố Phố Cũ, thị trấn Mường Khương nói: “Trong không gian thiêng liêng của khu rừng cấm, khi đến đây, tất cả mọi người tham gia buổi lễ đều phải tự nguyện tuân thủ các quy định, đó là: Không múa hát, mất trật tự, mất đoàn kết, mất vệ sinh; không lấy các loài động - thực vật của rừng; không tụ tập vi phạm pháp luật; cầu điều thiện, không cầu điều ác…”.

Những quy định trong rừng cấm đã được các thế hệ người Nùng ghi nhớ và truyền dạy cho con cháu muôn đời sau.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.