Du lịch trở lại ấn tượng

Sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, năm 2022, du lịch Lào Cai có sự “trở lại” ấn tượng.

 

Du lịch “khởi sắc” trở lại khi có sự bứt phá về lượng du khách đến Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trong 4 ngày nghỉ lễ, Lào Cai triển khai các hoạt động phục hồi và phát triển du lịch với nhiều sự kiện, lễ hội như Festival mùa hè Sa Pa, Lễ hội vó ngựa trên mây; tái hiện “Chợ tình Sa Pa”; chương trình trải nghiệm sản phẩm du lịch “Sa Pa - thổ cẩm và hoa”; hội chợ thổ cẩm, quà tặng, quà lưu niệm và đặc sản Lào Cai; carnival đường phố; Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà... thu hút 149 nghìn lượt khách, tăng 190% so với kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 và tăng 123,4% so với cùng kỳ năm 2021. Công suất phòng nghỉ luôn đạt 75% - 85%, ngày cuối tuần đạt 100%.

Vở diễn thực cảnh đầu tiên về người Mông là sản phẩm du lịch mới của Lào Cai đang được đánh giá cao.

Để thu hút nhiều hơn nữa du khách đến Lào Cai, ngành du lịch đã nắm xu hướng mới, trong đó tập trung các sản phẩm bền vững như du lịch xanh, sinh thái, thể thao mạo hiểm, chinh phục đỉnh cao, cộng đồng, nở rộ các mô hình camping, glamping. Đặc biệt, Lào Cai đã đưa vào thử nghiệm 2 sản phẩm tour thể thao mạo hiểm là trượt thác nước “Love canyoning và Wild Canyoning” tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa), được du khách đón nhận và đánh giá cao. Sở Du lịch cũng phối hợp với các chuyên gia Pháp xây dựng thử nghiệm 8 sản phẩm du lịch thể thao mới dành cho những du khách thích khám phá thiên nhiên và hoạt động thể thao ngoài trời tại huyện Bắc Hà. Đặc biệt du lịch Lào Cai đã công diễn thành công "Sa Pa lặng lẽ yêu" - vở diễn thực cảnh về người Mông đầu tiên ở Việt Nam. Sản phẩm hứa hẹn sẽ phát triển trong thời gian tới. 

Chinh phục đỉnh cao và thể thao mạo hiểm là sản phẩm hấp dẫn của du lịch Lào Cai. 

Góp phần không nhỏ vào sự trở lại của du lịch Lào Cai trong năm 2022 là việc phát huy tốt vai trò trong tổ chức liên kết, hợp tác phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc, nổi bật là Festival “Tinh hoa Tây Bắc” với chủ đề “Kết nối khát vọng xanh”. 

"Tinh hoa Tây Bắc - Kết nối khát vọng xanh" mở ra cơ hội hợp tác du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và Thành phố Hồ Chí Minh. 

Thời gian qua, Sở Du lịch cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị xúc tiến, đầu tư thương mại và du lịch, tham gia nhiều hội chợ du lịch quốc tế. Năm 2022, Sở Du lịch đón tiếp và làm việc với 7 đoàn chuyên gia Pháp để đào tạo hướng dẫn viên canyoning, kayak, xe đạp trong chuỗi sản phẩm du lịch thể thao mới; triển khai hợp phần xây dựng trung tâm diễn giải văn hóa du lịch dinh thự Hoàng A Tưởng theo tư vấn chuyên gia Pháp (không gian trưng bày tín ngưỡng các dân tộc huyện Bắc Hà)... 

Đu dây trượt thác là sản phẩm của sự phối hợp giữa du lịch Lào Cai và các chuyên gia tới từ Pháp. 

Trong năm, công tác quản lý các khu, điểm du lịch cũng được tăng cường; các cơ sở du lịch, các địa phương chủ động xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, an toàn. Công tác đào tạo nhân lực, các lớp học, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên du lịch tại điểm, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch được tổ chức nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Lào Cai chuyên nghiệp hơn trong mắt du khách. 


Lào Cai cũng xác định ưu tiên các sản phẩm đặc thù (lưu trú, nghỉ dưỡng cao cấp; thể thao mạo hiểm; văn hóa - cộng đồng; sinh thái; nông nghiệp gắn với sản phẩm OCOP, MICE, mua sắm gắn với kinh tế cửa khẩu, du lịch hoa). Tập trung khai thác thị trường nội địa và thu hút thị trường Đông Bắc Á, ASEAN...

Kết nối du lịch giữa các địa phương và các tỉnh để cùng phát triển. 

Năm 2023, Lào Cai kỳ vọng đón 6 triệu lượt khách, trong đó trên 350 nghìn lượt du khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt trên 20 nghìn tỷ đồng.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lên Cốc Ly xem du khách nước ngoài dạo chơi chợ phiên

Gần đây, du khách ngoại quốc đến chơi chợ phiên Cốc Ly ngày càng nhiều. Mỗi phiên chợ đón hàng trăm du khách đến trải nghiệm, khám phá.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.