Lào Cai giành 2 giải Vàng, 1 giải Bạc tại Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam

Chiều 20/11, Liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ I, năm 2022 chính thức khép lại sau 3 ngày hoạt động tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Đoàn Lào Cai tham gia tiết mục dân vũ mở màn chương trình.

Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc khu vực phía Bắc lần thứ I có sự tham gia của gần 600 nghệ nhân, diễn viên quần chúng cùng với đồng bào các dân tộc thiểu số đến từ 17 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Với chủ đề “Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, Liên hoan đã mang đến luồng sinh khí mới của sắc màu văn hóa, ý thức tự hào, tự tôn giá trị văn hóa trang phục truyền thống của các dân tộc.

Phần thi trình diễn trang phục Phù Lá "Rước dâu ngày xuân" giành giải A tại Liên hoan.
Phần thi trình diễn trang phục Hà Nhì "Nhịp sống nơi đại ngàn" giành giải B.

Đoàn Lào Cai có 30 cán bộ, diễn viên, nghệ nhân các dân tộc: Hà Nhì, Phù Lá, Mông xanh do Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh làm Trưởng đoàn, mang tới Liên hoan chương trình trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số với chủ đề “Lào Cai hoà nhịp bản sắc”, gồm 3 phần thi:  Trình diễn trang phục Hà Nhì: Nhịp sống nơi đại ngàn, trình diễn trang phục Mông xanh: Hội Giao duyên, trình diễn trang phục Phù Lá: Rước dâu ngày xuân. Ngoài ra, đoàn Lào Cai còn có tiết mục nghệ thuật tham gia chương trình nghệ thuật chào mừng ngày đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam và 1 phần thi được công diễn tại lễ bế mạc. 

Các đoàn nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao 20 giải A, 25 giải B và 20 giải C cho các đoàn tham gia liên hoan. Đoàn Lào Cai đã giành 2 giải A với các phần thi: Trình diễn trang phục Phù Lá: Rước dâu ngày xuân và trình diễn trang phục Mông xanh: Hội Giao duyên; 1 giải B với phần thi trình diễn trang phục Hà Nhì: Nhịp sống nơi đại ngàn. Lào Cai là 1 trong 3 đoàn có thành tích cao nhất, ghi dấu ấn sâu đậm khi có phần trình diễn ấn tượng ở nội dung này cùng với các tỉnh: Quảng Ninh và Hòa Bình, đồng thời, vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch.

https://baolaocai.vn/bai-viet/362331-lao-cai-gianh-2-giai-vang-1-giai-bac-tai-lien-hoan-trinh-dien-trang-phuc-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-viet-nam

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nhiều cách làm hay trong giữ gìn, bảo tồn trang phục, lễ hội tại Lào Cai

Với 25 nhóm, ngành dân tộc cùng 41 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 2 di sản đại diện nhân loại, Lào Cai là một trong những địa phương có truyền thống văn hóa độc đáo, giàu bản sắc, cũng như sở hữu nhiều di sản văn hóa hàng đầu cả nước.

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...