Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 4.600 tổ hợp tác hoạt động, sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực, 249 hợp tác xã với trên 9.100 thành viên; tổng số lao động làm việc thường xuyên trong các hợp tác xã là 11.900 lao động (nếu tính cả 65.700 người là thành viên các tổ hợp tác thì toàn tỉnh hiện có khoảng 77.600 người tham gia vào kinh tế tập thể, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh).
Sản phẩm của Hợp tác xã mỹ nghệ Hoa Mai (thành phố Lào Cai).               Ảnh: Mạnh Dũng

Trong những năm qua, cấp ủy đảng các cấp đã chỉ đạo chính quyền phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung triển khai, thực hiện khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể thông qua các chính sách về đất đai, thuế, đào tạo nguồn nhân lực... nhằm phát triển các hợp tác xã. Các tổ hợp tác có quy mô nhỏ, tổ chức và quản lý điều hành gọn nhẹ, hợp tác linh hoạt, nên đáp ứng được lợi ích vật chất, tinh thần trong các cộng đồng dân cư, thu hút lao động, tham gia tích cực vào chương trình xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đối với các hợp tác xã, hầu hết được kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, bố trí người có năng lực và trách nhiệm vào vị trí chủ chốt, từng bước củng cố và đổi mới nội dung hoạt động. Một số mô hình hợp tác xã chuyên sâu đang có triển vọng phát triển tốt; một số hợp tác xã góp phần tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy: Hợp tác xã trong tỉnh phát triển chậm so với tốc độ phát triển chung của cả nước; chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, về vị trí địa lý, tài nguyên, lao động; quy mô nhỏ, đóng góp cho nền kinh tế thấp, mới chiếm khoảng 1% GDP của tỉnh; chưa khẳng định được vị trí, vai trò trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế, hiệu quả hoạt động chưa cao; thiếu kế hoạch và định hướng phát triển... Các hợp tác xã chưa phát triển rộng khắp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể trong hợp tác xã chưa được phát triển, việc giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động còn hạn chế.

Để phát triển, thì yếu tố quyết định sự thành công là phải nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tạo điều kiện của các cấp chính quyền trong việc đề ra các chủ trương, giải pháp cụ thể và ban hành các cơ chế chính sách cần thiết hỗ trợ cho phát triển kinh tế tập thể. Các mô hình kinh tế hợp tác được tổ chức, quản lý phải đảm bảo và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Chú trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, giới thiệu, xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến... 

Trong thời gian tới, với mục tiêu tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể cần tập trung khắc phục các yếu kém, hạn chế hiện nay để các hình thức kinh tế hợp tác tổ chức hoạt động đúng nguyên tắc, giá trị và quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn với đáp ứng các nhu cầu sản xuất, đời sống của xã viên; đồng thời nâng cao hiệu quả xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị cơ sở. Phát triển đa dạng các tổ hợp tác, hợp tác xã trong các lĩnh vực, ngành nghề, thu hút sự tham gia của đại bộ phận nông dân, những người sản xuất nhỏ và đông đảo các tầng lớp xã hội, gắn với 7 chương trình công tác trọng tâm, 27 đề án giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của Đảng bộ tỉnh. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã cả về kinh tế, xã hội và tổ chức; từng bước khẳng định và nâng cao hình ảnh, vị thế của khu vực kinh tế tập thể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hằng năm, thành lập mới từ 20 - 25 hợp tác xã, trước mắt thành lập hợp tác xã tại các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu các xã xây dựng nông thôn mới đều đảm bảo hoàn thành tiêu chí số 13 về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2018, số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả thuộc loại khá, tốt đạt trên 60%, giảm số hợp tác xã yếu kém xuống mức thấp nhất; không còn các hợp tác xã tồn tại hình thức; toàn tỉnh xây dựng từ 20 - 25 mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực, ngành nghề.

Đối với tổ hợp tác, cần hướng dẫn hoạt động theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT- BKH về tổ chức hoạt động của tổ hợp tác. Tạo điều kiện để các tổ hợp tác thành lập mới trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Hỗ trợ, khuyến khích các tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã.

Xã viên Hợp tác xã Dì Thàng, xã Na Hối (Bắc Hà) thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. Ảnh: Viết Vinh

Đối với hợp tác xã cần xác định phát triển trong khu vực nông nghiệp, nông thôn; thực hiện củng cố, rà soát, đánh giá đổi mới tổ chức và hoạt động các hợp tác xã hiện có theo quy định của Luật Hợp tác xã; thành lập mới hợp tác xã và tổ chức hoạt động theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, tạo ra động lực ngay trong từng hợp tác xã mà trọng tâm là các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý xã viên, chấp hành điều lệ, thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ sản xuất theo hướng chuyển mô hình dịch vụ đơn thuần sang hoạt động dịch vụ kết hợp kinh doanh tổng hợp đa ngành, đa nghề; cung cấp thông tin, dịch vụ vật tư, phân bón, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển các dịch vụ đời sống, từng bước hình thành các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp ở nông thôn. Xây dựng mô hình hợp tác xã chuyên ngành làm đầu mối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nông thôn mới. Tăng cường liên kết hợp tác các hợp tác xã nông nghiệp, giữa hợp tác xã nông nghiệp với các loại hình hợp tác xã khác và doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Cần củng cố, phát triển các hợp tác xã phi nông nghiệp ở các lĩnh vực ngành, nghề địa phương có thế mạnh như: Chế biến nông - lâm sản, sản xuất hàng thủ công truyền thống và mỹ nghệ, sửa chữa cơ khí nhỏ, xây dựng dân dụng, thương mại, xử lý chất thải; ưu tiên phát triển hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp tại các cụm công nghiệp, các làng nghề. Đối với khu vực thành thị: Thực hiện rà soát, đánh giá các hợp tác xã hiện có, tăng cường công tác quản lý Nhà nước; phát triển hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã dịch vụ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội, dân sinh như chăm sóc sức khỏe, nhà ở, y tế, giao thông công cộng, thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp dân cư; từng bước hình thành liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm đầu vào cho các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.

Với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới, các ngành, địa phương tiếp tục, đổi mới hình thức, nội dung để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về đường lối phát triển kinh tế tập thể đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng; Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp luật có liên quan tới các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền đối với khu vực kinh tế tập thể; củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác, hợp tác xã; có nghị quyết chuyên đề hoặc chương trình hành động về đổi mới, phát triển kinh tế tập thể ở địa phương. Củng cố công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, tham mưu phát triển kinh tế tập thể, quản lý và đổi mới các hợp tác xã, tổ hợp tác trong tỉnh; bố trí biên chế, nhân sự đủ để thực hiện nhiệm vụ. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Liên minh Hợp tác xã và các địa phương tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ để khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển. Liên minh Hợp tác xã cần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động để tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã. Tiếp tục và đẩy mạnh phối hợp hoạt động với các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố và các tỉnh bạn để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể theo chương trình phối hợp đã ký kết. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, giới thiệu các mô hình hợp tác xã mới, các cá nhân, hợp tác xã tiêu biểu để nhân rộng; vận động, hỗ trợ khuyến khích thành lập các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tư vấn hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ các sáng lập viên hợp tác xã thành lập mới; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể theo dõi hoạt động của hợp tác xã sau khi đăng ký hợp tác xã. Triển khai có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, nghiệp vụ để nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, bổ sung nguồn nhân lực, thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại hợp tác xã. Tổ chức, tạo điều kiện cho các hợp tác xã đi tham quan, học tập kinh nghiệm, tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư phát triển sản xuất, giới thiệu quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm địa phương...

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 18/9/2024 thành lập Tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc và Lào. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang thăm, động viên Nhân dân Làng Nủ

Sáng 18/9, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm, động viên Nhân dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) và các lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại đây.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Chuyển 46 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, thị xã khắc phục hậu quả thiên tai

Ban Vận động cứu trợ tỉnh vừa quyết định chuyển 46 tỷ đồng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý đến Ban Vận động cứu trợ các huyện, thị xã để khắc phục hậu quả thiên tai sau cơn bão số 3.

Câu lạc bộ Lào Cai 1 đứng thứ 5 chung cuộc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia 2024

Chiều 18/9, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh đã diễn ra Lễ bế mạc Giải vô địch Taekwondo các câu lạc bộ quốc gia - Cúp Đại sứ Hàn Quốc 2024.

Chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế

Để cùng chung tay kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người nộp thuế nhanh chóng khắc phục hậu quả sau mưa lũ, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin một số nội dung liên quan đến miễn, giảm, gia hạn nộp thuế do ảnh hưởng của thiên tai theo quy định của pháp luật về thuế (Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày...