Nâng tầm nhà nông trong sản xuất, kinh doanh

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" lần đầu được phát động vào năm 1989. Qua 33 năm triển khai, phong trào đã trở thành cuộc thi đua sôi nổi, lan tỏa sâu rộng của giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới, thu hút hàng triệu hội viên tham gia.

Ðây là động lực mạnh mẽ để khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông dân, nông thôn, đồng thời thúc đẩy ý chí tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên, đổi mới, sáng tạo của nông dân trong việc làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

Theo thống kê từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tính đến hết năm 2021, có 3,6 triệu hộ nông dân đã đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, chiếm hơn 51% tổng số hộ đăng ký tham gia phong trào. Giai đoạn 2017-2022, hằng năm, bình quân số hộ nông dân đăng ký xét danh hiệu tăng khoảng hơn 4%.

Kể từ khi ra đời đến nay, phong trào nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của nông dân, góp phần khẳng định, nâng cao vị thế, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam cũng như giai cấp nông dân đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Với sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ..., phong trào nhanh chóng trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế-xã hội nông thôn.

Trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái của kinh tế thế giới, phong trào là nguồn động viên quan trọng để nông dân phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo giữ vững an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu nông sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị nông thôn.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn 2017-2022, giữa các vùng, miền, địa phương, kết quả phát triển phong trào vẫn chưa đồng đều.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho nông dân nhìn chung chưa đi vào chiều sâu, chưa mang lại chuyển biến tích cực. Một số cấp Hội Nông dân chưa quan tâm, thiếu quyết liệt trong tìm kiếm giải pháp cụ thể, khiến kết quả chung của phong trào bị hạn chế.

Các tiêu chuẩn giúp nhau xóa đói, giảm nghèo khi bình xét danh hiệu thi đua ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng không nhỏ đến tính chất, nội dung phong trào.

Hội Nông dân Việt Nam cần chú trọng tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến.

Ðáng chú ý, việc xây dựng, tổ chức nhân rộng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi còn lúng túng, thiếu nguồn lực, dẫn đến tình trạng nhiều nông hộ sản xuất, kinh doanh giỏi nhưng không được hỗ trợ kịp thời, không thể nâng tầm quy mô, buộc phải tiếp tục sản xuất theo phương thức cá thể, tự phát.

Vẫn còn một bộ phận nông dân chưa có tinh thần khắc phục khó khăn, chưa tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương để vươn lên làm giàu chính đáng...

Những dự báo về tình hình dịch Covid-19 với các biến thể mới, vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, tiến trình chuyển đổi số toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững, việc tích tụ ruộng đất... đang từng ngày, từng giờ đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, tạo nhiều đột phá, nâng cao chất lượng và hiệu quả từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững đối với các cấp Hội trong thời gian tới.

Vì vậy, Hội Nông dân Việt Nam cần chú trọng tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, chuyên canh hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ tiên tiến.

Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh... cần được lấy làm thước đo và nội dung xuyên suốt trong chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân đẩy mạnh phong trào, đưa phong trào trở thành trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của người nông dân.

Các cấp ủy đảng, chính quyền cần quan tâm sâu sắc, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, đổi mới diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.

Từ đó, vai trò, vị thế của Hội Nông dân Việt Nam sẽ ngày càng được củng cố vững chắc, làm điểm tựa cho hội viên thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện.

Tập trung ngăn chặn tình trạng "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 4544/BTTTT-TTra yêu cầu thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề “nóng” được nhân dân quan tâm, thuộc 4 lĩnh vực: Báo chí-xuất bản; thông tin trên mạng; bưu chính - viễn thông; an toàn thông tin.

Thủ tướng: Chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Abu Dhabi, trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam...