Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19) đã khai mạc ngày 11/11 tại Warsaw (Ba Lan) nhằm xây dựng các nền tảng của thỏa thuận được trông đợi vào năm 2015 về hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong khi hàng nghìn người dân Philippines đang phải gánh chịu các hệ quả của siêu bão Haiyan.
 

 
Hội nghị COP 19 diễn ra từ ngày 11 - 22/11. (Ảnh: Greenpeace.org)
Hội nghị diễn ra từ ngày 11 – 22/11 với sự tham dự của đại diện từ 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ông Marcin Korolec, Bộ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan sẽ chủ trì các cuộc thảo luận tại COP 19. Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, ông Korolec cho biết: Một quốc gia hay một nhóm không thể làm được điều khác biệt… nhưng toàn thế giới có thể cung cấp một giải pháp.

Quan chức cấp cao phụ trách về vấn đề khí hậu của Liên hợp quốc Christiana Figueres tuyên bố: Chúng ta cùng tập hợp hôm nay, khi trên vai của mình gánh đầy trọng trách của nhiều thực tế cần giải quyết như “hiệu ứng tàn phá của cơn bão Haiyan”. “Những thế hệ tương lai sẽ phải tiến hành một cuộc đấu tranh lớn” và “những gì diễn ra hôm nay sẽ không phải là một thách thức”, bà nêu rõ.

Đặc biệt, quan chức phụ trách về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh: “Không có hai nhóm mà là toàn nhân loại. Không có ai được, ai mất. Chúng ta sẽ cùng chiến thắng hay cùng thất bại”.

Cộng đồng quốc tế đã ấn định mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu không vượt quá 2°C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Tuy nhiên, nếu không hành động, nhiệt độ sẽ có thể tăng lên tới gần 5°C trong giai đoạn từ nay đến cuối thế kỷ và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng lên không ngừng.

Hội nghị tại Warsaw lần này sẽ tiếp tục tạo tiền đề cho khoảng thời gian 2 năm tiếp theo trước khi Paris đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, tại đó sẽ kết luận về một thỏa thuận toàn cầu, tham vọng và có ràng buộc pháp ký về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2015 và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2020.

Cho tới thời điểm hiện tại, văn bản duy nhất hạn chế lượng khí thải độc hại gây hiệu ứng nhà kính là Nghị định thư Kyoto, tuy nhiên nó chỉ ràng buộc các nước công nghiệp, ngoại trừ Mỹ chưa thông qua và chỉ bao gồm 15% tổng lượng khí thải. Thỏa thuận sắp tới, sẽ thay thế nghị định thư Kyoto khi hết hạn hiệu lực vào năm 2020, phải ràng buộc cả Mỹ và các nước mới nổi lớn trong đó có Trung Quốc.

Bà Christiana Figueres lên tiếng kêu gọi các đại biểu “làm sáng tỏ các yếu tố của bản thỏa thuận mới định hình các chương trình nghị sự khí hậu, kinh tế và phát triển sau 2020”, và đạt được tiến bộ về việc hỗ trợ tài chính để giúp đỡ các quốc gia phía Nam thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đại diện Ủy ban châu Âu Jorgen Lefevre thì cho rằng, một hành động cụ thể và đầy tham vọng chưa bao giờ rõ ràng hơn trong bối cảnh thế giới đang ngày càng phải đối phó với nhiều thảm họa tự nhiên do tác động của biến đổi khí hậu. Ông Jorgen Lefevre cho biết: “Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đã đọc được các thông tin trong mấy ngày qua về số người thiệt mạng tại Philippines ước tính có thể lên đến 10.000 người do hậu quả của một trong những cơn bão có cường độ mạnh nhất từ trước tới nay. Nếu bạn nhìn lại các báo cáo khoa học gần đây, bạn sẽ thấy các bằng chứng khoa học cho thấy, biến đổi khí hậu sẽ khiến các hiện tượng cực đoan xảy ra khác nghiệt hơn và thường xuyên hơn”./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Thái Lan đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp

Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng thương mại điện tử, với mục tiêu đưa giá trị thị trường thương mại điện tử của Thái Lan lên mức 750 tỷ baht vào năm 2025.

Tín hiệu tích cực từ kinh tế Nhật Bản

Nền kinh tế của “Đất nước mặt trời mọc” đang đón nhận những tín hiệu tích cực khi Chính phủ Nhật Bản vừa công bố dữ liệu cho thấy trong quý II/2024, nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ vượt dự báo. Trong khi đó, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2024...

Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới

Phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, toàn diện đang trở thành hướng đi mới mang tính tất yếu của ngành nông nghiệp toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G20 vừa diễn ra tại Brazil cũng như nhiều hội nghị quốc tế trước đó đã khẳng định "thông điệp xanh" với ngành nông nghiệp thế giới.

Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn

Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thủ tướng Thái Lan công bố kế hoạch 10 điểm để kích thích nền kinh tế

Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã công bố 10 chính sách cấp bách của chính phủ nhằm kích thích nền kinh tế Thái Lan và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

ECB cắt giảm lãi suất lần thứ hai trong vòng 5 năm

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/9 đã thông báo cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3,5%.