Bản tin số 359 về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh ngày 07/4/2022
I. Công tác giám sát
1. Thông tin về ca mắc Covid-19
Tổng số F0 ghi nhận mới: 1.826 trường hợp (tăng 66 trường hợp so với ngày 06/4/2022). Trong đó:
- Thành phố Lào Cai: 483 trường hợp.
- Huyện Bát Xát: 261 trường hợp.
- Huyện Bảo Yên: 247 trường hợp.
- Huyện Bảo Thắng: 243 trường hợp.
- Huyện Văn Bàn: 242 trường hợp.
- Huyện Mường Khương: 127 trường hợp.
- Huyện Bắc Hà: 117 trường hợp.
- Huyện Si Ma Cai: 55 trường hợp.
- Thị xã Sa Pa: 51 trường hợp.
2. Luỹ kế bệnh nhân khỏi và đang điều trị: 165.980 bệnh nhân. Trong đó: 144.158 bệnh nhân đã điều trị khỏi; 21.822 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Lào Cai.
3. Công tác điều trị
3.1. Tổng số: 21.822 bệnh nhân. Trong đó:
- Điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh: 92 bệnh nhân.
- Điều trị tại bệnh viện tuyến huyện: 562 bệnh nhân.
- Điều trị tại nhà: 19.342 bệnh nhân (Thành phố Lào Cai: 4.008 bệnh nhân; Thị xã Sa Pa: 724 bệnh nhân; Huyện Bảo Thắng: 3.440 bệnh nhân; Huyện Bảo Yên: 2.621 bệnh nhân; Huyện Bắc Hà: 1.050 bệnh nhân; Huyện Bát Xát: 2.986 bệnh nhân; Huyện Si Ma Cai: 607 bệnh nhân; Huyện Mường Khương: 1.404 bệnh nhân; Huyện Văn Bàn: 2.502 bệnh nhân).
- Đang chờ đánh giá, sắp xếp điều kiện điều trị (Cách ly tạm thời tại các huyện/thị xã/thành phố): 1.826 trường hợp.
3.2. Tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân
- Không có triệu chứng: 21.305 trường hợp.
- Có triệu chứng nhẹ: 452 trường hợp.
- Có triệu chứng vừa: 63 trường hợp.
- Có triệu chứng nặng: 02 trường hợp (01 trường hợp thở ôxy qua Mask; 01 trường hợp thở máy xâm lấn).
4. Công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
4.1. Tổng số mũi tiêm được: 1.530.245 mũi tiêm
- Số người tiêm mũi 1 là: 559.619 người. Trong đó:
+ Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi: 81.252 người (chiếm 99,62% dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi).
+ Số người 18 tuổi trở lên: 478.367 người (chiếm 99,56% dân số 18 tuổi trở lên).
- Số người tiêm mũi 2 là: 550.967 người. Trong đó:
+ Số người từ 12 đến dưới 18 tuổi: 77.318 người (chiếm 94,80 % dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi).
+ Số người 18 tuổi trở lên: 473.652 người (chiếm 98,58% dân số 18 tuổi trở lên).
- Số người tiêm mũi 3: 419.656 người. Trong đó:
+ Số người tiêm mũi bổ sung: 262.096 người.
+ Số người tiêm mũi nhắc lại: 157.560 người.
4.2. Chi tiết số liệu tiêm chủng tại các địa phương
- Huyện Bảo Thắng
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 9.592 người, đạt 98,51%; Mũi 2: 9.092 người, đạt 93,38% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 72.114 người, đạt 99,07%; Mũi 2: 71.987 người, đạt 98,90% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 45.009 người; Mũi nhắc lại: 16.457 người.
- Huyện Bảo Yên
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 9.512 người, đạt 100%; Mũi 2: 8.994 người, đạt 94,55% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 53.093 người, đạt 98,75%; Mũi 2: 52.906 người, đạt 98,40% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 34.342 người; Mũi nhắc lại: 10.051 người.
- Huyện Bát Xát
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 8.926 người, đạt 99,96%; Mũi 2: 8.704 người, đạt 97,47% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 48.855 người, đạt 99,41%; Mũi 2: 48.330 người, đạt 98,43% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 33.430 người; Mũi nhắc lại: 10.408 người.
- Huyện Bắc Hà
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 8.104 người, đạt 99,75%; Mũi 2: 7.605 người, đạt 93,61% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 40.757 người, đạt 99,72 %; Mũi 2: 39.959 người, đạt 97,77% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 16.734 người; Mũi nhắc lại: 15.479 người.
- Huyện Mường Khương
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1:7.243 người, đạt 99,93%; Mũi 2: 6.812 người, đạt 93,98% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 34.334 người, đạt 99,35%; Mũi 2: 34.169 người, đạt 98,88% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 21.354 người; Mũi nhắc lại: 12.208 người.
- Thị xã Sa Pa
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 9.175 người, đạt 98,68%; Mũi 2: 8.429 người, đạt 90,65% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại thị xã).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 41.306 người đạt 99,73%; Mũi 2: 41.128 người, đạt 99,30% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại thị xã).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 17.227 người; Mũi nhắc lại: 23.369 người.
- Huyện Si Ma Cai
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 4.750 người, đạt 100%; Mũi 2: 4.360 người, đạt 91,79% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 20.162 người, đạt 100%; Mũi 2: 19.924 người, đạt 98,82% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 10.330 người; Mũi nhắc lại: 6.275 người.
- Thành phố Lào Cai
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 14.597 người, đạt 99,54%; Mũi 2: 14.469 người, đạt 98,66% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại thành phố).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 105.248 người, đạt 99,95%; Mũi 2: 104.624 người, đạt 99,36% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại thành phố).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 46.614 người; Mũi nhắc lại: 54.025 người.
- Huyện Văn Bàn
+ Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: Mũi 1: 9.353 người, đạt 99,56%; Mũi 2: 8.853 người, đạt 94,24% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 12 đến dưới 18 tuổi tại huyện).
+ Người từ 18 tuổi trở lên: Mũi 1: 62.498 người, đạt 100%; Mũi 2: 60.625 người, đạt 97,00% (Tỷ lệ mũi tiêm/dân số từ 18 tuổi trở lên tại huyện).
+ Người tiêm mũi bổ sung: 37.056 người; Mũi nhắc lại: 9.288 người.
5. Đánh giá phân loại cấp độ dịch tại Lào Cai theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế
Cấp độ của xã/phường/thị trấn:
- Cấp độ 1: 08/152 xã/phường/thị trấn.
- Cấp độ 2: 06/152 xã/phường/thị trấn.
- Cấp độ 3: 138/152 xã/phường/thị trấn.
- Cấp độ 4: 0/152 xã/phường/thị trấn.
Chi tiết xem tại đường link:
II. Khuyến cáo công tác phòng chống dịch
Xông hơi phòng COVID-19, hiểu sao cho đúng?
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, số lượng ca mắc ngày càng tăng cao. Ngoài các phương pháp điều trị được Bộ Y tế khuyến cáo, việc xông mũi họng hay xông hơi bằng các loại thảo dược được người dân mách nhau, được sử dụng đúng mục đích tuy nhiên về liều lượng hay cách xông như nào cho phù hợp thì không phải ai cũng hiểu rõ, vậy cùng tìm hiểu xông hơi như nào cho đúng?
Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thũng tán thấp, giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau. Người dân thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt.
Theo Bộ Y tế và Hội Đông y Việt Nam, phương pháp xông hơi có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV-2 đối với những trường hợp không triệu chứng và dự phòng lây nhiễm, tuy nhiên nếu người dân lạm dụng phương pháp này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: Khô da, gây tình trạng mất nước cho cơ thể, rối loạn nhịp tim, bỏng đường hô hấp, miệng họng, bỏng toàn thân,…
Cụ thể, theo Hướng dẫn sử dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế và Hội Đông Y Việt Nam khuyến cáo một số phương pháp xông như sau:
* Xông hơi toàn thân: Áp dụng đối với người mắc COVID-19 không triệu chứng
- Chuẩn bị nồi nước xông: Sử dụng các loại dược liệu chứa tinh dầu: Sả, Bạc Hà, Quế, Mùi, Bưởi, Tràm, Màng tang, Long não, Kinh giới, Tía tô, Vỏ bưởi, Lá bưởi, Lá tre, Hương nhu,…
- Tại mỗi địa phương, thành phần nồi lá xông sẽ khác nhau, nhưng thành phần chính nên có là: Sả, Quế, Bạc hà, Lá bưởi, Lá tre, Tràm.
- Thời gian xông: Tùy theo mức độ chịu đựng của người bệnh, trung bình từ 5 phút đến 10 phút, nhiệt độ từ khoảng 60-70 độ C (Cho nồi lá xông cá nhân - trùm chăn).
- Ngày xông toàn thân: 01 lần.
Lưu ý:
- Sau khi xông phải thay quần áo, lau khô người.
- Uống bù nước, điện giải: Oserol, nước ép hoa quả, hoặc nước đun sôi để nguội pha với một chút muối ăn (9g/1 lít nước).
- Không xông tinh dầu trong phòng có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người dị ứng với tinh dầu.
Chống chỉ định: Không dùng toàn thân với người bệnh bị khí huyết hư, khí âm hư và cơ thể suy nhược, không xông cho người ra mồ hôi nhiều, phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn kinh nguyệt, tiêu chảy, cao huyết áp, người có bệnh lý tim mạch, tâm thần,..
Ngoài ra, có thể vệ sinh phòng, nơi ở, nơi làm việc để phòng lây nhiễm bệnh như sau:
* Xịt sát khuẩn phòng:
- Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
- Liều dùng, cách dùng: Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
- Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
* Xông khói:
- Nguyên liệu: Dùng vị thuốc Thương truật, Bồ kết 30-50g/1 lần xông với thể tích khoảng 100m3.
- Cách làm: Dùng một bát to, đường kính khoảng 15cm, cho ½ tờ giấy cắt nhỏ đặt trong lòng bát, cho các vị thuốc Thương truật, Bồ kết đã bẻ nhỏ lên trên, châm lửa đốt.
- Tác dụng: Khói của Thương truật, Bồ kết có thể diệt được vi rút trong môi trường có thể tích khoảng 100m3.
Việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nhằm xông hơi toàn thân, xông hơi bộ phận hay xông phòng, nơi ở, nơi làm việc là việc được khuyến khích trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, tuy nhiên cần đảm bảo đúng chỉ định và số lần thực hiện, tránh lạm dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hoặc làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh. Kết hợp xông hơi với việc xúc họng nước muối (0,9%), rửa tay, sát khuẩn thường xuyên, sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc nhằm dự phòng, hỗ trợ, điều trị khi mắc bệnh. Ngoài các phương pháp trên, mỗi người dân nên trang bị cho mình những "vũ khí" để chống lại SARS-CoV-2, đó là tiêm vắc-xin phòng COVID-19, kết hợp tuân thủ 5K của ngành y tế./.
THÔNG TIN CẦN BIẾT
1. Hệ thống cơ sở dữ liệu về phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam:
https://covid19.ncsc.gov.vn/dulieu/
2. Bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19: http://covidmap.laocai.gov.vn/
3. Hệ thống kết nối thông tin chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà tỉnh Lào Cai:
https://chamsocsuckhoe.laocai.gov.vn/
4. Đường dây nóng hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19:
- Sở Y tế tỉnh Lào Cai: 0969.841.414.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai: 0822.188.137.
- Bộ Y tế: 1900.9095.
5. Đường dây nóng tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết khó khăn của người dân: 0363.111.558.
6. Đường dây nóng hỗ trợ ứng dụng Công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19: 0214. 3822.999; 0969.666.239.
7. Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn khai báo và chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà:
- Hướng dẫn điều trị, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc Covid-19 theo đường link sau:
- Videoclip Hướng dẫn phục hồi chức năng cho người nhiễm Covid-19 không triệu chứng, thể nhẹ và sau điều trị theo đường link sau:
https://drive.google.com/file/d/1Csgqvjng8Vkn2PobPg55pe-Q42s12fNM/view