Việt Nam tiếp tục đứng thứ 99 về xếp hạng môi trường kinh doanh

Ngày 29/10, Ngân hàng Thế giới đã công bố Báo cáo Môi trường kinh doanh 2014 (Doing Business 2014). Theo đó, trong năm 2013, môi trường kinh doanh của Việt Nam không có nhiều cải thiện, tiếp tục xếp thứ 99 trên tổng số 189 nền kinh tế.
Dự án và báo cáo chung về môi trường kinh doanh của WB bắt đầu được triển khai vào năm 2003 với việc công bố Báo cáo môi trường kinh doanh 2004. Báo cáo năm nay là báo cáo thứ 11 được thực hiện.
 

 Đại diện Ngân hàng thế giới và Viện Kinh tế Việt Nam tại lễ công bố.
 (Ảnh: K.D)

Báo cáo nêu rõ, từ tháng 7/2012 đến tháng 6/2013, Việt Nam đã có các biện pháp tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, dù đã thực hiện được 21 cải cách kể từ 2005 – nhiều nhất trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương – nhưng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn không có nhiều cải thiện. Năm nay, Việt Nam xếp thứ 99 trên tổng số 189 nền kinh tế, tương đương với xếp hạng năm 2012, nhưng thời điểm đó, chỉ có 185 nền kinh tế tham gia xếp hạng. Kết quả này cho thấy, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để cải thiện thứ bậc.

Bà Wendy Werner, Giám đốc Chương trình Tư vấn môi trường đầu tư khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới đã thẳng thắn nhận định: "Việt Nam đã có những cải cách quan trọng trong 9 năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa để duy trì năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cần áp dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất trong các quy định về hoạt động của doanh nghiệp".

Trên thực tế, năm 2012, Việt Nam đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư nhờ thắt chặt quy định về công khai thông tin đối với các công ty niêm yết trong trường hợp giao dịch với bên liên quan. Việt nam cấp phép thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên sau khi ban hành một nghị định năm 2010 tạo khung pháp lý để thành lập những trung tâm thông tin tín dụng loại này. Tuy nhiên, chi phí đóng thuế đối với doanh nghiệp của Việt Nam lại tăng do quy định tăng mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động – đây cũng là yếu tố hạn chế về môi trường kinh doanh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

 Những tiêu chí mà WB và IFC đưa ra để đo lường Môi trường kinh doanh bao gồm:

1). Tập trung vào các quy định liên quan đến vòng đời của một doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

2). Được xây dựng dựa vào các tình huống tiêu chuẩn với các giả định cụ thể.

3). Được đo lường ở những thành phố đông dân nhất trong từng quốc gia.

4) Được tập trung vào khu vực chính thức.

Báo cáo không đo lường tất cả các khía cạnh của môi trường kinh doanh như ổn định kinh tế vĩ mô, nạn tham nhũng, kỹ năng của lực lượng lao động, khoảng cách tới thị trường hay những quy định cụ thể cho đầu tư nước ngoài hay thị trường tài chính.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ ba liên tiếp với mức giảm 300 đồng/lít

Ngày 5/9, Liên bộ Công thương-Tài chính điều chỉnh giá bán xăng dầu theo định kỳ. Tại kỳ điều hành này, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm, trong đó giá xăng về dưới 21.000 đồng một lít.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024

Quy định mới về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; sửa quy định mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối chính thức với ngân sách nhà nước... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2024.

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Thắm tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam và các nước

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước đã tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).

'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có...

INFOGRAPHICS: Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021- 2026

Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vừa được kiện toàn sau kỳ họp bất thường lần thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 26/8/2024 có 26 thành viên gồm: Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 20 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Tư tưởng và Di chúc của Người luôn đồng hành cùng dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, trong suốt chiều dài lịch sử của cách mạng Việt Nam, mỗi thắng lợi, mỗi bước đi lên đều gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện kế tục sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh; kiên quyết, kiên...