Ấm áp địu em

 

Những ngày mùa đông lạnh giá này, tới vùng đồng bào Mông ở Bắc Hà, tôi gặp nhiều phụ nữ địu em bé trên lưng lên nương, xuống ruộng, đi chợ hoặc ngồi thêu thùa, may vá… Dù cuộc sống lam lũ, vất vả nhưng những em bé vẫn được họ bao bọc và dành trọn yêu thương. Chị Giàng Thị Say, ở thôn Phìn Giàng A, xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) bộc bạch: Theo truyền thống, chiếc địu không thể thiếu trong mỗi gia đình người Mông. Nó giúp phụ nữ có thể vừa trông con, vừa nấu cơm, giặt giũ, làm nương, lấy nước... Đứa trẻ được địu trên lưng mẹ cũng được ủ ấm và an toàn.

Cũng theo chị Say, địu con còn giúp người mẹ gần gũi, cảm nhận hơi ấm, tình trạng sức khỏe của con, tăng thêm tình mẫu tử thiêng liêng. Đặc biệt, khi bận, các bà hoặc các chị của em bé sẽ thay con, thay mẹ địu cháu, địu em, giúp tình cảm gia đình thêm khăng khít, thể hiện trách nhiệm chung trong việc chăm sóc, bảo vệ những đứa trẻ trong gia đình.

Không chỉ người Mông, mỗi dân tộc khác nhau lại có những chiếc địu với thiết kế khác nhau, thể hiện sự khéo léo và phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng miền. Người Tày ở huyện Văn Bàn cũng sử dụng chiếc địu như một vật dụng không thể thiếu đối với những gia đình có trẻ nhỏ.

Tình cờ gặp bà Lương Thị Hợp ở thôn Thị Tứ, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn) khi bà đang chuẩn bị đồ thăm cháu mới sinh vừa tròn tháng. Trong túi quà cho con gái và cháu, bà chuẩn bị chăn, khăn bông và một món quà không thể thiếu là chiếc địu. Bà Hợp cho biết: Theo truyền thống người Tày, khi con gái đi lấy chồng, người mẹ làm sẵn chiếc địu đợi đến ngày con gái sinh, đích thân bà ngoại sẽ mang chiếc địu đến cho con gái.

Chiếc địu thể hiện sự cần cù, khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Tày, đặc biệt là phần thân địu được may bằng tấm thổ cẩm đẹp mắt. Đó là hóa thân của cây, hoa, lá, muông thú của quê hương, làng bản với đủ sắc màu rực rỡ. Do vậy, không sai khi nói đứa trẻ ngay từ lúc nhỏ đã được quê hương ôm ấp trong lòng, đồng thời thể hiện kỳ vọng của cha mẹ, họ hàng về một tương lai rộng mở, khôn lớn, thành đạt, trở thành người có trách nhiệm với quê hương, với dân tộc.

Mỗi chiếc địu truyền thống dù của dân tộc nào thì đều trải qua nhiều công đoạn và mất khá nhiều thời gian để hoàn thành, do đó đòi hỏi người làm phải kiên trì, cần mẫn, tỉ mỉ. Còn gì tuyệt vời hơn khi đứa trẻ còn non dại, được bao bọc cẩn thận trên lưng những phụ nữ tần tảo, chịu thương, chịu khó để lớn lên trong tiếng ru, trong tình yêu thương vô bờ của mẹ, của bà, của chị mình. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống mà mỗi dân tộc, mỗi vùng miền trong tỉnh vẫn luôn lưu giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.

https://baolaocai.vn/bai-viet/352192-am-ap-diu-em

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).