DN châu Âu lạc quan vào môi trường kinh doanh Việt Nam sau giãn cách

Dựa trên kết quả mới nhất của Chỉ số Môi trường kinh doanh (Business Climate Index - BCI) từ Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp châu Âu đã kết thúc năm 2021 với tinh thần tích cực và lạc quan hơn về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam.
 
DN châu Âu lạc quan vào môi trường kinh doanh Việt Nam khi giãn cách xã hội kết thúc - Ảnh 1.

Chỉ số BCI đã đạt mức cao nhất kể từ khi làn sóng dịch lần thứ tư bùng phát, với 61 điểm phần trăm

Chỉ số BCI đã đạt mức cao nhất kể từ khi làn sóng dịch lần thứ tư bùng phát, với 61 điểm phần trăm - tăng 42 điểm so với quý 3/2021, sau khi giãn cách xã hội kết thúc và các hoạt động thương mại trở lại bình thường. Hiện tại, chỉ số BCI vẫn ở dưới mức đỉnh trước đại dịch. Có thể thấy niềm tin của các doanh nghiệp (DN) đang dần quay trở lại.

BCI là thước đo thường xuyên của các nhà đầu tư và lãnh đạo DN châu Âu. Hằng quý, EuroCham tiến hành khảo sát hơn 1.200 hội viên - bao gồm lãnh đạo các DN và nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực - về môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam cũng như dự đoán về triển vọng tăng trưởng của các công ty của họ. Kể từ năm 2020, khảo sát BCI được YouGov Việt Nam thực hiện.

Hơn một nửa (58%) lãnh đạo các DN châu Âu dự đoán sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong quý 1/2022, tăng 8 điểm so với kỳ trước. Trong khi đó, chưa đến 1/5 (17%) dự đoán sự suy giảm - con số này gần như đã giảm một nửa kể từ kết quả BCI cuối cùng.

Lãnh đạo các DN cũng tin tưởng hơn về triển vọng phát triển DN trong thời kỳ "bình thường mới" này. Do đó, 43% DN có kế hoạch tăng đầu tư vào quý đầu tiên của năm 2022, so với chỉ 17% ba tháng trước. Tương tự, hơn 1/3 (38,5%) DN dự định tăng số lượng nhân viên, với mức tăng khoảng 15% so với kỳ trước. Hơn 1/2 (51,5%) DN tham gia khảo sát dự đoán tăng đơn đặt hàng và doanh thu, tăng 7,5 điểm phần trăm so với quý 3.

Bình luận về chỉ số BCI, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho rằng: Những số liệu mới nhất này là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với môi trường thương mại và đầu tư của Việt Nam khi đại dịch đã được kiểm soát.

Lãnh đạo các DN hoan nghênh khi được trở lại cuộc sống và hoạt động kinh doanh như bình thường, đặc biệt là việc nới lỏng các yêu cầu nhập cảnh đối với những người nước ngoài đã được tiêm chủng sang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

"Gần 90% các công ty thành viên của chúng tôi báo cáo rằng các hạn chế trước đây đã ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của họ. Vì vậy, quy định mới này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao lòng tin của lãnh đạo DN hơn nữa. 

Tuy nhiên, một số ngành vẫn có nguy cơ tụt hậu trong cuộc đua phục hồi sau đại dịch. Đơn cử như ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn với hàng triệu việc làm vẫn bị hạn chế đối với các tour du lịch có hướng dẫn viên. 

Do đó, chúng tôi kỳ vọng mở cửa trở lại mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt ở những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao để Việt Nam có thể đạt được tiềm năng lớn nhất của mình trong việc phục hồi nền kinh tế và thu hút nhiều hơn các khoản đầu tư nước ngoài trong năm 2022", ông Alain Cany nói.

Còn theo ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam, dữ liệu cho thấy sự tự tin và lạc quan đang trở lại khi các công ty được phép hoạt động bình thường. Các DN châu Âu đang có kế hoạch tăng nguồn nhân lực, kế hoạch đầu tư và doanh thu do hiện tại đại dịch đã được kiểm soát.

"Thách thức hiện nay là tận dụng tâm lý tích cực này và bảo đảm rằng các DN trong mọi lĩnh vực và ngành nghề có thể hoạt động hết khả năng của mình. Làm như vậy, các DN châu Âu sẽ có thể đóng góp lớn nhất có thể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022", ông Thue Quist Thomasen nói.

https://baochinhphu.vn/dn-chau-au-lac-quan-vao-moi-truong-kinh-doanh-viet-nam-sau-gian-cach-102220126221625581.htm

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên