10 tháng: Cấp phép mới 1.050 dự án FDI

Theo Cục Đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng qua, đã  có 1.050 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13,1 tỷ USD, bằng 100% số dự án và tăng 79% về số vốn cùng kỳ năm 2012.

Bên cạnh đó, có 393 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung trong năm 2013 với 6,1 tỷ USD.

Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 19,2 tỷ USD, tăng 65,5% so với cùng kỳ năm trước. Theo ý kiến một số chuyên gia, với mục tiêu đề ra cho vốn thực hiện là 12 tỉ USD thì năm nay có khả năng đạt vượt chi tiêu.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 14,9 tỷ USD, chiếm 77,6% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm 10,6%; các ngành còn lại đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 11,8%.

Trong 10 tháng, cả nước có 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với hơn 3,389 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đăng ký cấp mới cả nước; tiếp đến là Bình Thuận, hơn 2,029 tỷ USD, chiếm 15,5%; Hải Phòng, hơn 1,841 tỷ USD, chiếm 14,1%; Bình Định hơn 1,009 tỷ USD, chiếm 7,7%; thành phố Hồ Chí Minh 844,2 triệu USD, chiếm 6,5%; Hải Dương 613,3 triệu USD, chiếm 4,7%; Bình Dương 521,1 triệu USD, chiếm 4%...

Trong số 48 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới vào Việt Nam mười tháng qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3,586 tỷ USD, chiếm 27,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 2,721 tỷ USD, chiếm 20,8%; Trung Quốc 2,245 tỷ USD, chiếm 17,2%; Nhật Bản 1,152 tỷ USD, chiếm 8,8%; Liên bang Nga 1,018 tỷ USD, chiếm 7,8%...

Cuối tháng 8, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 103/NQ-CP về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Tuy nhiên, điều quan trọng là các Bộ, ngành, địa phương phải triển khai những đầu việc cụ thể đã được nêu trong Nghị quyết 103 của Chính phủ để nhanh chóng tạo chuyển biến rõ rệt về môi trường đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của các dự án FDI.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...