Châu Âu phê duyệt vaccine tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11

Theo Trang thống kê trực tuyến worldometers.info sáng 26/11, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 537.969 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 260.235.263 ca. Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.

Trang thống kê trực tuyến worldometers.info tiếp tục cập nhật các số liệu mới nhất tính đến sáng 26/11 cho thấy, trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 537.969 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới hiện là 260.235.263 ca, trong đó 5.198.164 ca tử vong và  235.189.487 ca đã được chữa khỏi.

Tính theo khu vực, châu Á là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (81.689.584 ca), đứng thứ hai là châu Âu  (71.954.767 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (58.641.613 ca) và Nam Mỹ (38.893.437 ca). Châu Phi (8.695.265 ca) và châu Đại Dương (359.876 ca) là 2 khu vực ít bị ảnh  hưởng nhất.

Châu Á ghi nhận 81.367 ca mắc mới 1.106 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số ca tử vong ở khu vực này cho đến nay là 11.206.607 ca, trong khi đó có 78.961.851 ca đã bình phục.

Trong ngày 25/11, Thái Lan ghi nhận thêm 6.335 ca mắc mới cùng 37 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch lên 2.088.327 ca, trong đó có 20.581 người không qua khỏi. Bộ Y tế Thái Lan đã ký hợp đồng mua 50.000 liệu trình thuốc Molnupiravir (tương đương 2 triệu viên) dùng để điều trị COVID-19.

 Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho rằng với tỷ lệ tiêm chủng phòng COVID-19 thuộc hàng cao nhất thế giới và mức độ miễn dịch tự nhiên ngày càng tăng, Singapore sẽ tránh được nguy cơ tái bùng phát dịch như ở châu Âu và Mỹ, cho dù dự kiến một làn sóng lây nhiễm. Hiện Singapore ghi nhận trung bình khoảng 1.500 ca nhiễm mới/ngày, tăng mạnh từ mức hai con số vào đầu năm nay, nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh trên 4.500 ca ghi nhận tháng trước. Tuy nhiên, khoảng 85% dân số Singapore đã tiêm phòng đầy đủ ngừa COVID-19 và Singapore là quốc gia có tỷ lệ tiêm phòng cao thứ ba trên thế giới.

 Châu Âu phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11 (Ảnh minh họa: Shutterstock)

Tại châu Âu, làn sóng dịch mới COVID-19 đang gia tăng mạnh mẽ. Số liệu tổng hợp của hãng tin AFP (Pháp) công bố ngày 25/11 cho thấy số ca tử vong vì đại dịch COVID-19 tại châu Âu đã tăng lên hơn 1,5 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại châu lục này. Trong khi đó, tổng số ca bệnh tại Hà Lan đã tăng lên hơn 2,5 triệu người trong đó hơn 19.000 ca tử vong. Một số bệnh viện tại Hà Lan đã rơi vào tình trạng quá tải, phải tạm ngừng hoạt động điều trị và cấy ghép nội tạng để tập trung giường chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân COVID-19. Trước bối cảnh số ca nhiễm mới tiếp tục tăng ở mức cao, Hà Lan dự kiến sẽ thông báo các biện pháp phong tỏa mới vào ngày 26/11.

Liên quan đến tiêm chủng cho trẻ em, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 25/11 đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11, mở đường cho việc Liên minh châu Âu (EU) thông qua loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dành cho trẻ trong độ tuổi này, trong bối cảnh các nước trong khối đang đối phó với làn sóng lây nhiễm ngày một tăng. Trước đó, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã khuyến nghị tiêm mũi tăng cường vaccine cho tất cả người trưởng thành, trong đó ưu tiên những người trên 40 tuổi.

Tại Bắc Mỹ, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu khu vực và thế giới về số ca nhiễm, với 48.988.273 ca, trong đó 798.520 đã tử vong. Trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận 15.723 ca mắc mới. Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo khu vực Bắc Mỹ có thể đối mặt với sự tái bùng phát của dịch COVID-19 như châu Âu trong bối cảnh số ca mắc mới tại châu Mỹ tăng 23% trong tuần trước, chủ yếu tập trung tại Mỹ và Canada. Trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ cuối năm và kỳ nghỉ Hè tại khu vực Nam Bán cầu sắp đến gần, người đứng đầu PAHO hối thúc người dân tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Tại Nam Mỹ, Brazil ghi nhận số ca mắc ở mức cao nhất khu vực, với 22.055.238 ca, trong đó 613.642 ca đã tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 11.821 ca nhiễm mới.

Tại châu Phi, các nhà khoa học ở Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với nhiều đột biến, cho rằng đây có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại nước này tăng mạnh. Các nhà khoa học lo ngại biến thể có tên B.1.1.529 này có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến số ca mắc COVID-19 tại Nam Phi tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Tại châu Đại Dương, Australia là nước ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất khu vực với 203.637 ca, trong đó có 1.978 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 1.530 ca nhiễm mới./.

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.