Nghị quyết 128: Bước đầu quan trọng để Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới

Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã trở thành giải pháp cứu cánh cho bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động tại Việt Nam; là bước đầu tiên quan trọng để Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới.
Ông Troels Jakobsen, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam
Ông Troels Jakobsen, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK) đã chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về ý nghĩa của việc ban hành Nghị quyết 128 đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Troels Jakobsen cho rằng chính sách quốc gia rất quan trọng với doanh nghiệp. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp Đan Mạch đang chờ đợi các hướng dẫn cụ thể để thực hiện Nghị quyết.

Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Đan Mạch tại Việt Nam nói riêng sẽ không gặp trở ngại gì trong việc thực hiện Nghị quyết này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng Nghị quyết tinh gọn từ cấp tỉnh đến xã. 

Còn ông Marko Walde chia sẻ, với mức độ bao phủ vaccine cao trong lứa tuổi người trưởng thành tại Việt Nam, các doanh nghiệp hiện đang rất tự tin để đón lực lượng lao động quay lại làm việc và đóng góp vào hoạt động kinh doanh.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải duy trì các biện pháp phòng ngừa tại nơi làm việc và thực hiện các chiến lược linh hoạt, phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trưởng Đại diện AHK cũng cho rằng, một điểm nổi bật khác của Nghị quyết là việc nhấn mạnh các biện pháp bổ sung của địa phương trong công tác phòng, chống dịch không được gây cản trở luân chuyển hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc di chuyển của người dân giữa các tỉnh, thành phố. Quy định này rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp tránh khỏi việc tạm ngừng kinh doanh và gián đoạn chuỗi cung ứng.

 

Ông Marko Walde, Trưởng Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK)

Khi đại dịch COVID-19 đẩy Việt Nam vào tình thế đầy thách thức như đóng cửa nhà máy, đình trệ sản xuất và tắc nghẽn chuỗi cung ứng thì Nghị quyết 128 đã được đưa ra nhằm loại bỏ sự lây lan của virus nhưng vẫn cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong thời kỳ bình thường mới. Điểm mấu chốt cho các doanh nghiệp là tìm ra sự cân bằng giữa việc phục hồi và xây dựng lại hoạt động trong khi vẫn giữ an toàn cho nhân viên, ông Marko Walde nhấn mạnh thêm.

Chia sẻ mô hình, lộ trình có thể giúp doanh nghiệp thích ứng an toàn với đại dịch COVID-19 trong điều kiện mới, Tham tán Thương mại Troels Jakobsen cho rằng tiêm phòng cho nhân viên và công nhân giúp mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp để trong trường hợp xuất hiện ca nhiễm COVID-19, doanh nghiệp không bị buộc phải đóng cửa, hạn chế được tổn thất. 

Trưởng Đại diện AHK Marko Walde cho rằng tiếp tục duy trì hoạt động sau khủng hoảng là một nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các doanh nghiệp, nhưng chiến lược phù hợp có thể giúp doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Đề cập tới mục tiêu dài hạn của Việt Nam, ông Marko Walde nhấn mạnh, phục hồi kinh tế nhanh sau khủng hoảng và hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững là rất quan trọng, do vậy, việc xây dựng một mô hình thông minh và nhất quán trong thời kỳ hậu COVID-19 là điều cần thiết.

Các biện pháp nghiêm ngặt phòng, chống dịch trên phạm vi hẹp để khoanh vùng và kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn hậu COVID là phù hợp trong điều kiện mới. Điều quan trọng nhất là tất cả các bên liên quan phải được thông báo đầy đủ và kịp thời để có sự chuẩn bị phù hợp, chuyển đổi cách thức sản xuất trong ngắn hạn để thích ứng nhanh, hiệu quả với tình hình mới như hạn chế di chuyển và giãn cách xã hội.

Theo ông Troels Jakobsen, việc áp dụng Nghị quyết 128 của Chính phủ hay các biện pháp mạnh khác trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều rất có ích cho công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, tuy nhiên, cần có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ. 

https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Nghi-quyet-128-Buoc-dau-quan-trong-de-Viet-Nam-tro-ve-trang-thai-binh-thuong-moi/450266.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện.

Tập trung ngăn chặn tình trạng "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 4544/BTTTT-TTra yêu cầu thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề “nóng” được nhân dân quan tâm, thuộc 4 lĩnh vực: Báo chí-xuất bản; thông tin trên mạng; bưu chính - viễn thông; an toàn thông tin.

Thủ tướng: Chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Abu Dhabi, trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam...