Chiến dịch tiêm vaccine tăng tốc tại nhiều nước

Thái Lan đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 cho khoảng 70% dân số vào cuối năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng hiện đang ở mức 700.000 liều/ngày. Bộ Giáo dục Thái Lan công bố lịch trình tiêm chủng cho học sinh từ 12 - 18 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan cũng xem xét đề xuất tiêm vaccine cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên.

Người dân chờ tiêm vaccine tại Philippines. Ảnh REUTERS

Ðể phục vụ mục tiêu tăng tốc tiêm chủng, Indonesia vừa nhận 2,6 triệu liều vaccine của hãng Pfizer từ Mỹ và gần 1 triệu liều của Moderna từ Pháp thông qua cơ chế COVAX. Nhà trắng cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ chuyển thêm 2,58 triệu liều vaccine do hai Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Ðức) hợp tác sản xuất tới Philippines thông qua cơ chế COVAX.

Nhiều nước châu Âu sử dụng biện pháp mạnh để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm sớm khống chế dịch.

Chính phủ Pháp cho biết, khoảng 3.000 nhân viên tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão và trung tâm y tế bị buộc thôi việc do không tuân thủ quy định tiêm vaccine phòng Covid-19. Thúc đẩy chiến lược “sống chung an toàn với Covid-19”, Chính phủ Italia đã phê chuẩn sắc lệnh mới, bắt buộc tất cả nhân viên công vụ và người lao động trong khu vực tư nhân phải có “thẻ xanh Covid-19”.

Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch khuyến cáo những người mắc Covid-19 vẫn cần tiêm phòng. Theo các chuyên gia dịch tễ học Mỹ, người từng mắc Covid-19 có thể không tái nhiễm trong khoảng sáu tháng sau đó. Tuy nhiên, nếu tái nhiễm, sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng. Hãng hàng không United Airlines của Mỹ cho biết sau khi áp đặt các biện pháp cứng rắn đối với những nhân viên từ chối tiêm vaccine, gần 90% nhân viên của hãng đã có chứng nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 trước hạn chót.

Các lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức đa phương khác ra tuyên bố chung kêu gọi các nước có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 cao tăng cường hỗ trợ vaccine cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Các tổ chức đa phương lo ngại khó có thể hoàn thành mục tiêu ít nhất 40% dân số tại mỗi nước trên thế giới được tiêm phòng Covid-19 vào cuối năm nay, nếu không có những hành động khẩn cấp.

Chiến dịch tiêm vắc-xin tăng tốc tại nhiều nước -0
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân tại Ishoej, Ðan Mạch. Ảnh AFP
Theo Báo Nhân Dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.