Đại tướng và con đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Trong tâm khảm bộ đội Trường Sơn, hình ảnh con đường Hồ Chí Minh và hình ảnh Vị Tổng tư lệnh đều trở thành huyền thoại.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhận định phải có một con đường để hành quân, vận chuyển khí tài cho chiến trường miền Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chủ trương mở đường Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn. Ngày 19/5/1959 con đường ấy bắt đầu được mở ra và trong tâm khảm của bộ đội Trường Sơn, hình ảnh con đường, hình ảnh Vị Tổng tư lệnh gắn liền với nhau và đều trở thành huyền thoại.

Trong quá trình chi viện cho cách mạng miền Nam, lúc đầu chúng ta mở đường Trường Sơn để đi bộ, gùi, thồ vũ khí, đạn dược. Hình thức này tránh được sự truy tìm của địch, bởi ta có thể giữ bí mật được, nhưng khả năng chi viện rất ít. Trong khi đó, Mỹ đưa hàng chục vạn quân vào, buộc chúng ta không thể tiếp tế nhỏ giọt mà phải tăng cường. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định “phải cơ giới hóa chi viện cho cách mạng miền Nam”.
 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên 
tại Lễ kỷ niệm 40 năm bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh (Ảnh: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Nghị)

Đại tá Hoàng Minh Phương, nguyên trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại: “Khi chiến tranh miền Nam ngày càng phát triển, phải mở đường ô tô nhưng vận chuyển bằng đường ô tô trong điều kiện địch tăng cường không quân đánh phá, những chuyến đi bị thất bại nặng nề. Lúc đó lại gùi, thồ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó là người quyết khắc phục khó khăn, mở đường Trường Sơn  để vận chuyển cơ giới nên nhờ đó đường Hồ Chí Minh trở thành rộng rãi, có những đoạn đi trong rừng gọi là đường ống, địch và máy bay không phát hiện được”.

Các chiến sỹ Trường Sơn đều biết: Đại tướng đặc biệt quan tâm đến chiến trường Trường Sơn. Bộ đội Trường Sơn được sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, liên tục của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Trong chiến tranh, năm nào đến dịp tổng kết của bộ đội Trường Sơn, Đại tướng cũng vào dự, biểu dương những thành tích, những sáng tạo của bộ đội Trường Sơn đồng thời chỉ ra những vấn đề còn tồn tại để tiếp tục khắc phục.

Tháng 3/1973, bộ đội Trường Sơn tổng kết 13 năm ngay trên tuyến Trường Sơn. Trên đường vào dự hội nghị, Đại tướng đã đến trọng điểm ATP trên đường 20 động viên bộ đội, thanh niên xung phong.

Đại tá Đinh Công Ty khi đó là chiến sỹ của Trung đoàn 33 Công binh cũng có mặt tại trọng điểm ATP. Được gặp Đại tướng, ông Ty cũng như anh em chiến sỹ khác đều xúc động, tự hào, quyết tâm chiến đấu: “Tất cả cán bộ chiến sĩ đều phấn khởi đón Đại tướng và Đại tướng bắt tay chúc công binh tiếp tục khắc phục đường cho nhanh để sớm chi viện cho miền Nam. Đại tướng cũng rất sâu sát, hỏi từng anh em vấn đề ăn uống ra sao, vấn đề trực thế nào. Với tất cả tấm lòng như vậy, đối với cán bộ Trường Sơn nói chung và Trung đoàn 33 Công binh nói riêng đều nhớ về một vị Tướng gắn bó với dân, với bộ đội”.

Từ đó, đường Hồ Chí Minh trong chiến trường Trường Sơn trở thành một hệ thống gồm 5 trục đường dọc, 21 trục đường ngang với tổng chiều dài 20.000 km đường bộ, 500 km đường sông, 5.000 km đường gùi thồ, 1.400 km đường ống xăng dầu… Địch đã không thể ngăn chặn được tuyến chi viện Trường Sơn cho cách mạng miền Nam. Quân ta chẳng những chở được hàng triệu tấn vũ khí đạn dược, lương thực tiếp tế cho chiến trường mà còn cơ động hàng ngàn quân đoàn chủ lực theo mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “thần tốc, thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Trường Sơn nhớ lại: “Đại tướng đề ra khẩu hiệu đánh địch mà đi, mở đường mà tiến chứ không đi chui rúc nữa. Phải sử dụng lực lượng quân sự- đánh địch đồng thời sử dụng lực lượng công binh, thanh niên xung phong mở đường: đường vòng, đường tránh, đường dọc, đường ngang tạo nên hệ thống đường Trường Sơn mà kẻ địch gọi là trận đồ bát quái xuyên rừng rậm. Nhờ phương châm chỉ đạo đó mà Bộ đội Trường Sơn thực hiện các chiến dịch hiệp đồng binh chủng để bảo vệ cho tuyến vận tải chiến lược và hệ thống đường xá được mở rộng”.

Trong 16 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh là con đường huyết mạch, con đường huyền thoại của cả nước. Năm 2009, kỷ niệm 50 năm mở đường Trường Sơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Đường Trường Sơn chiến lược là một kỳ công lịch sử, một con đường huyền thoại, một mặt trận tiêu hao, tiêu diệt địch, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”./.

(theo vov.vn)

Tin Liên Quan

Sáng mãi tinh thần Bộ đội Cụ Hồ

Cơn bão số 3 được đánh giá là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong 30 năm qua; bão số 3 và hoàn lưu của nó để lại hậu quả nặng nề cho các tỉnh, thành phố phía bắc, nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau 'siêu bão' lịch sử

Chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau "siêu bão" lịch sử Yagi, Thủ tướng yêu cầu ngay trong ngày mai (16/9) trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về khắc phục hậu quả siêu bão số 3, ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng.

Quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga

Trả lời phỏng vấn báo chí sau Khóa họp lần thứ 25 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Nga, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko đồng chủ trì, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hai bên quyết tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát huy vai trò của Ủy ban liên...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội...

Không để hàng hóa tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.