Nan giải vấn đề bảo tồn rừng Amazon

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Brazil (Bra-xin) cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực, diện tích rừng Amazon đang ngày càng bị thu hẹp đáng kể, dần trở thành nỗi lo lớn về môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Rừng Amazon bị cháy tại khu vực Porto Velho, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: REUTERS

Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5,5 triệu km², trải dài qua lãnh thổ chín quốc gia, trong đó Brazil sở hữu phần rừng Amazon lớn nhất với hơn 60% diện tích. Tuy nhiên, Chính phủ Brazil những năm gần đây đối mặt rất nhiều khó khăn trong quản lý tài nguyên cũng như duy trì sự hài hòa giữa kinh tế và môi trường. 

Theo báo cáo của Dự án giám sát rừng Amazon vùng Andes (MAAP), trong năm 2020, Amazon đã mất 2,3 triệu ha rừng nguyên sinh (tăng 17% so năm 2019), trong đó riêng Brazil mất tới 1,5 triệu ha. Con số này chưa có dấu hiệu giảm. Trong 5 tháng đầu năm 2021, Amazon mất khoảng 233.700 ha. Chỉ tính riêng trong tháng 5 vừa qua, dựa trên số liệu từ Cơ quan Không gian quốc gia Brazil (INPE), diện tích rừng Amazon đã mất tới 118 nghìn ha, tăng 41% so cùng kỳ năm 2020.

Nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và các vụ cháy rừng tại khu vực Amazon cũng là vấn đề phức tạp của quốc gia Nam Mỹ. Chính phủ Brazil những năm gần đây đẩy mạnh phát triển ngành khai khoáng và nông nghiệp tại các khu vực rừng rậm, đồng thời cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của rừng Amazon. Cháy rừng cũng là nguyên nhân chính khiến Bolivia và Peru lần lượt mất đi 240 nghìn và 190 nghìn ha rừng nguyên sinh trong năm 2020, đều là mức kỷ lục tại các quốc gia này. Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) cảnh báo về mối liên hệ giữa tình trạng cháy rừng và nạn phá rừng tại Amazon với vấn đề biến đổi khí hậu, nhấn mạnh nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu đến từ việc đốt rừng và các thảm thực vật bản địa khác.

Xác định vấn đề bảo tồn khu vực rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới là một trong những biện pháp quan trọng nhằm kiềm chế biến đổi khí hậu, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Mỹ tổ chức, Chính phủ Brazil bày tỏ mong muốn nhận được từ Washington khoản ngân sách hỗ trợ trị giá 1 tỷ USD để chi trả cho các nỗ lực bảo tồn rừng Amazon. Bên cạnh đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cũng cam kết tăng cường tài trợ thực thi luật môi trường và hướng tới chấm dứt nạn phá rừng trái phép vào năm 2030. 

Rừng Amazon không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất thế giới mà còn là khu dự trữ sinh quyển đặc biệt quan trọng, việc gìn giữ hệ sinh thái nơi đây cũng chính là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Đây là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi nỗ lực cao của Chính phủ Brazil cũng như các quốc gia trong khu vực.

 
Theo Báo Nhân Dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.