Mối lo ngại từ biến thể mới Lambda

Trong khi cả thế giới vẫn đang vật lộn với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đặc biệt với sự hoành hành của biến thể Delta thì sự xuất hiện của biến thể mới Lambda đã làm dấy thêm những lo ngại về diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

 Sự xuất hiện của biến thể Lambda khiến cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới trở nên phức tạp hơn (Ảnh minh họa: The Quint)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể Lambda được phát hiện đầu tiên ở Lima (Peru) vào tháng 8/2020. Biến thể còn được gọi là C37 hoặc "biến thể núi Andes". Từ ngày 14/6, biến thể Lambda đã được WHO xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (VOI), mức thấp hơn các biến thể cần quan tâm (VOC) như biến thể Delta. Đến cuối tháng 6, biến thể Lambda xuất hiện ở gần 30 nước. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, Lambda đã nhanh chóng trở thành biến thể chủ đạo tại các quốc gia Mỹ Latinh.

Theo thống kê của WHO, khoảng 81% người nhiễm COVID-19 ở Peru kể từ tháng 4/2021 đến nay là nhiễm biến thể Lambda. Hiện biến thể Lambda đã có mặt ở ít nhất 41 quốc gia.

Tại Chile, khoảng 1/3 số ca nhiễm mới ở nước này được phát hiện trong 1 tháng qua mắc biến thể Lambda. Tại Argentina, biến thể Lambda, vốn được biết đến với tên gọi Andina,  là biến thể phổ biến thứ hai sau biến thể Gamma. Theo thống kê của Viện quốc gia các bệnh truyền nhiễm Anlis-Malbran của Argentina, trong số 1.077 mẫu xét nghiệm của các bệnh nhân COVID-19 chưa từng ra nước ngoài, biến thể Lambda chiếm tới 37%.

Các nước Mỹ Latinh khác như Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay, Paraguay, Brazil và Mexico cũng đang cảnh báo về sự tấn công của biến thể Lambda.

Tại Mỹ, các kết quả phân tích gene cho thấy hơn 1.000 ca bệnh nhiễm biến thể Lambda đã được phát hiện tại 44 bang của nước này. Dù biến thể Delta vẫn đang là mối lo ngại chính lúc này tại Mỹ, nhưng giới chức cũng không ngừng theo dõi diễn biến lây lan của biến thể Lambda.

Anh đã đưa ra cảnh báo về biến thể mới Lambda vào đầu tháng 8, sau khi khoảng 50% trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể này được ghi nhận trên khắp đất nước.

Trong khi đó, Pháp đã phát hiện ca nhiễm biến thể mới Lambda đầu tiên vào đầu tháng 5/2021. Canada, Đức, Tây Ban Nha, Israel và Zimbabwe, cũng đã ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Lambda đầu tiên. Mới nhất là ca mắc biến thể Lambda không triệu chứng của một phụ nữ Nhật Bản trở về từ Peru.

Mặc dù đến nay chưa thể xác định liệu biến thể Lambda có nguy hiểm hơn biến thể Delta hay không, nhưng tiến sĩ Kei Sato, nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Tokyo, cảnh báo biến thể Lambda có thể trở thành mối đe dọa tiềm tàng với xã hội loài người. Một số chuyên gia y tế các nước cảnh báo biến thể Lambda đang có nhiều biến đổi bất thường và có khả năng kháng vaccine.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá sớm để xác định liệu biến thể Lambda có dẫn đến nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cao hơn, hay có thể trở thành biến thể chủ đạo hay không. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, việc khống chế dịch song song với tiêm vaccine phòng COVID-19 là những  biện pháp hữu hiệu nhất góp phần ngăn chặn sự xuất hiện của những biến thể mới khác của virus SARS-CoV-2.

Trước biến thể Lambda, có 4 biến thể SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng lo ngại bao gồm: Alpha, Beta, Gamma và Delta được phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ. Trong đó, biến thể Delta được coi là nguy hiểm nhất, là chủng lây nhiễm chủ đạo trên toàn cầu./.

https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/moi-lo-ngai-tu-bien-the-moi-lambda-587854.html
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.