Hội đồng Bảo an họp định kỳ về vấn đề vũ khí hoá học tại Syria

Ngày 4/8, tại New York, Hoa Kỳ, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) đã họp, thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết 2118 (2013) liên quan đến vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
 
Toàn cảnh cuộc họp
Báo cáo trước HĐBA, Phó Đại diện cao cấp về các vấn đề giải trừ quân bị LHQ Thomas Markram thông tin cập nhật tình hình trên cơ sở Báo cáo tháng của Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hoá học (OPCW). Ông Markram cho biết hầu hết hoạt động thực địa của Ban Thư ký OPCW tại Syria đang tiếp tục phải tạm hoãn do ảnh hưởng của các biện phòng chống đại dịch COVID-19.

Ban Thư ký OPCW và Chính quyền Syria tiếp tục đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề khác biệt trong khai báo ban đầu của Syria theo quy định của Công ước Cấm Vũ khí hoá học (CWC).

Quá trình trao đổi kỹ thuật thời gian gần đây không có tiến triển, tuy nhiên, đáng chú ý có việc Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Người đứng đầu Cơ quan Đầu mối quốc gia về CWC của Syria và Tổng Giám đốc OPCW đã nhất trí sẽ sớm gặp trực tiếp tại Thủ đô Damascus để thảo luận về hướng giải quyết.

Phó Đại diện Cao cấp nhấn mạnh việc cần sớm tìm giải pháp cho một số vấn đề còn tồn đọng liên quan tới khai báo ban đầu, coi là cơ sở quan trọng để giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học ở Syria.

Tại cuộc họp, các thành viên HĐBA bày tỏ lo ngại về các cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học tại Syria và kêu gọi cần tăng cường hợp tác ngăn ngừa hành vi này. Các nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác giữa Ban Thư ký OPCW và Syria nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng, hướng tới việc triển khai đầy đủ nghĩa vụ theo CWC và Nghị quyết 2118 của HĐBA.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, khẳng định lập trường của Việt Nam trong việc lên án hành vi sử dụng vũ khí hoá học và nhấn mạnh việc cần tôn trọng và thực thi đầy đủ CWC.

Đại sứ Đặng Đình Quý hoan nghênh việc Syria và Ban Thư ký OPCW sẵn sàng tiến hành trao đổi cấp cao, cho đây là cơ hội để đẩy mạnh đối thoại hướng tới giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.

Đại sứ nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp tác mang tính xây dựng và sự thống nhất giữa cộng đồng quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nỗ lực hợp tác của OPCW và Syria.

https://baochinhphu.vn/Quocte/Hoi-dong-Bao-an-hop-dinh-ky-ve-van-de-vu-khi-hoa-hoc-tai-Syria/441341.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.