Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao

Sáng 24/9, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
 
Caption

Hồ Ba Bể được công nhận là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam

 
Theo đó, năm 2020, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ; diện tích khu bảo tồn biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; có 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN.
 
Theo Dự thảo quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước, Việt Nam sẽ thành lập 41 khu bảo tồn với tổng diện tích 775.000 ha. Đến năm 2030, lập thêm 23 khu bảo tồn nữa. Hiện Việt Nam có 148 khu bảo tồn.
 
Theo ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Việt Nam là nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu sinh thái, sinh cảnh. Việt Nam nằm trong 238 vùng sinh thái ưu tiên toàn cầu được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) ghi nhận, trong đó nhiều loài đặc hữu, nguy cấp được ghi nhận trong sách dó của ICUN và của Việt Nam.
 
Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong bảo tồn đa dạng sinh học, nhiều văn bản chính sách được ban hành, nhưng thực tế, đa dạng sinh học trên đà suy giảm và suy thoái. Nguyên nhân do việc khai thác quá mức, trái phép và buôn bán tiêu thụ trái phép động thực vật hoang dã. Ngoài ra còn do sự xâm lấn của các loài sinh vật ngoại lại, sinh cảnh bị chia cắt do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển hạ tầng, thủy điện.
Đa dạng sinh học là nền tảng của nền kinh tế xanh, bảo tồn đa dạng sinh học là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn đa dạng sinh học gắn với sử dụng bền vững đa dạng học góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
 
Theo Sách Đỏ Việt Nam 2007, tổng số các loài động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (418 loài động vật, 464 loài thực vật), tăng 161 loài so với thời điểm 1992; hiện có tới 9 loài động vật được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam như tê giác hai sừng, heo vòi, cầy rái cá, bò xám, hươu sao; cá chép gốc, cá chình Nhật, lan hài Việt Nam. 
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...