Hội nghị Thượng đỉnh EU xoáy vào vấn đề vaccine

Trong hai ngày 25-26/3, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh nhằm tìm ra phương hướng chung thoát khỏi đại dịch COVID-19 trước làn sóng lây nhiễm thứ ba ở nhiều nước.

Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên EU họp thượng đỉnh nhằm tìm ra giải pháp chung thoát khỏi đại dịch COVID-19, khi số ca mắc bệnh đang tăng ở nhiều quốc gia. Đồng thời, các nhà lãnh đạo của khối cũng tìm kiếm thỏa thuận về cách tăng cường nguồn cung vaccine sau sự khởi động chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng.
Trước tình trạng phân phối vaccine không đồng đều trong khối và các quốc gia thành viên bị chia rẽ về việc có nên đưa ra giải pháp cứng rắn hơn đối với xuất khẩu vaccine hay không, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ sự thất vọng về chương trình tiêm chủng quốc gia của EU đang kém xa so với Anh và Mỹ.

“Chúng ta đã không đặt mục tiêu cao. Đó sẽ là một bài học cho tất cả chúng ta. Tôi đã sai khi thiếu tham vọng”, ông Emmanuel Macron nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đưa ra quyết định của EU về việc mua chung vaccine cho tất cả các quốc gia thành viên.

"Bây giờ là thời điểm chúng ta thấy rằng ngay cả những khác biệt nhỏ trong việc phân phối vaccine cũng gây ra nhiều tranh luận. Tôi không hề muốn rằng trong khi một số quốc gia thành viên có vaccine thì một số khác lại không có". "Điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của thị trường chung châu Âu."

Ngay khi bắt đầu cuộc họp, Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli đã nhấn mạnh về vấn đề quan trọng lúc này của EU đó là phải duy trì sự thống nhất và tin tưởng.

Trong thư mời gửi các thành viên về hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel lưu ý, về đại dịch COVID-19, ưu tiên hàng đầu của EU là đẩy nhanh các chiến dịch tiêm chủng trên toàn khối. Để đạt được mục tiêu này, EU cần thúc đẩy các hoạt động sản xuất vaccine, tăng cường giao vaccine, bảo đảm tính minh bạch và có thể dự đoán nguồn cung vaccine nên được tăng cường. Ngoài ra, khối cũng sẽ công bố về chứng nhận vaccine COVID-19.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dự kiến cập nhật cho các nhà lãnh đạo về những nỗ lực của khối trong tăng cường sản xuất và cung cấp vaccine. Đặc biệt, chủ đề nổi bật được thảo luận là tiêu chí siết chặt xuất khẩu vaccine COVID-19 do châu Âu sản xuất vừa được công bố ngày 24/3.

Ý tưởng của động thái này là nhằm bảo đảm nguồn cung vaccine cho công dân bên trong khối. Điều này có nghĩa là nếu động thái này được EU ban bố, nhiều quốc gia không xuất khẩu bất kỳ liều vaccine nào sang EU như Anh, có thể không được nhận vaccine từ EU.

"Chúng ta phải bảo đảm việc giao vaccine kịp thời và đủ số lượng cho công dân EU. EU tự hào là nơi có các nhà sản xuất vaccine không chỉ giao cho công dân EU mà còn xuất khẩu khắp thế giới. Nhưng các con đường nên chạy ở cả hai hướng" - bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.

Theo một quan chức EU, việc triển khai vaccine của các nước châu Âu bị trì hoãn đã dẫn đến một cuộc tranh cãi với Anh, quốc gia đã nhập khẩu 21 triệu liều vaccine được sản xuất tại EU. Anh cho biết, họ đã làm tốt hơn việc đàm phán với các nhà sản xuất và sắp xếp chuỗi cung ứng.

EU cho biết, Anh nên chia sẻ nhiều hơn, đặc biệt là để hỗ trợ sự thiếu hụt lớn trong việc cung cấp vaccine của AstraZeneca theo hợp đồng. Theo một quan chức EU, khối đã gửi hơn một triệu liều vaccine AstraZeneca tới Anh trước tháng 2. Trong cuộc họp hôm 25/3, một quan chức cũng nêu rõ những khó khăn của EU như công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ đang trì hoãn việc ký kết hợp đồng cung cấp vaccine cho khối do vấn đề về nguồn cung của một số nguyên liệu thô.  

Thủ tướng Áo Sebastian Kurz hôm 25/3 cảnh báo rằng, việc vaccine không được phân phối công bằng có thể gây ra tác hại lớn cho khối.

Ngày 24/3, EU đã công bố kế hoạch về việc cấm xuất khẩu vaccine sản xuất tại khối sang các quốc gia khác, nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn.

Nhằm hạ nhiệt căng thẳng, EU và Anh ngày 24/3 tuyên bố rằng họ đang làm việc “để tạo ra một tình huống đôi bên cùng có lợi và mở rộng nguồn cung vaccine cho tất cả công dân”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, ngoài thảo luận về COVID-19, quan hệ quốc tế cũng như các chương trình nghị sự về kinh tế và chiến lược kỹ thuật số của khối cũng là nội dung được thảo luận.

Dự kiến trong hội nghị thượng đỉnh lần này, các lãnh đạo EU sẽ dành riêng một phiên thảo luận về quan hệ căng thẳng với Nga, trong đó có nghe báo cáo của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về kết quả của các cuộc tiếp xúc mới nhất với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lãnh đạo EU cũng dự kiến sẽ bàn về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

https://baochinhphu.vn/Quocte/Hoi-nghi-Thuong-dinh-EU-xoay-vao-van-de-vaccine/426897.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.