Các nước châu Á đón Tết Tân Sửu trong bối cảnh đặc biệt

Các nước châu Á chào đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 trong bối cảnh đặc biệt với những diễn biến khó lường của đại dịch toàn cầu COVID-19. Nhiều hoạt động truyền thống diễn ra với quy mô nhỏ hoặc bị hủy.

Dù đã có tín hiệu kiểm soát được đại dịch COVID-19 và bước vào giai đoạn 3 mở cửa trở lại nền kinh tế, nhưng Singapore vẫn quyết định duy trì nhiều biện pháp hạn chế tụ tập trong dịp Tết Nguyên đán. Người dân vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng, trong khi chính quyền đang đẩy nhanh kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 và xét nghiệm trên toàn quốc. Chính phủ Singapore khuyến khích người dân gặp gỡ trực tuyến để chúc mừng năm mới.

Trong thông điệp năm mới, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhắc lại, người dân không nên tiếp hơn tám lượt khách đến nhà mỗi ngày và mỗi người không nên thăm hơn hai nhà trong một ngày.

Các biện pháp hạn chế có thể làm giảm đi phần nào không khí lễ hội và gây bất tiện đối với các đại gia đình, song ông Lý Hiển Long cho rằng đây là các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn của người dân khi virus corona vẫn lây lan nhanh chóng trên thế giới.

Ông chứng minh rằng, làn sóng lây nhiễm mới đã tấn công nhiều nước vào tháng 1 vừa qua, sau khi người dân tụ tập và mất cảnh giác trong lúc tham gia các hoạt động đón năm mới 2021.

Tại Hàn Quốc, ngày 11/2, số ca mắc mới tính theo ngày đã quay trở lại mốc hơn 500 ca, khiến nhà chức trách nước này càng thận trọng hơn trước nguy cơ số ca mắc COVID-19 bùng phát trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Giới chức y tế Hàn Quốc vẫn duy trì cảnh giác cao trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán bốn ngày, bắt đầu từ ngày 11/2. Theo truyền thống, người Hàn Quốc sẽ di chuyển nhiều hơn trong dịp này để thăm người thân và gia đình.

Để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát khi người dân di chuyển và tụ tập nhiều hơn, Hàn Quốc vẫn yêu cầu người dân thực hiện các quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội. Lệnh cấm tụ tập từ năm người trở lên có hiệu lực trên toàn quốc.

Chính phủ cũng triển khai các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, không khuyến khích người dân đi lại, chỉ cho phép bán chỗ ngồi gần cửa sổ trên tàu và không miễn thu phí trên đường cao tốc trong dịp nghỉ lễ.

Đại dịch COVID-19 đang buộc người Trung Quốc thay đổi cách đón Tết Nguyên đán, ngày lễ quan trọng nhất trong lịch hoàng đạo của nước này.

Năm nay, hơn 100 triệu lao động Trung Quốc bỏ truyền thống về quê ăn Tết, ở lại thành phố lớn và trung tâm sản xuất do đại dịch COVID-19. Chính quyền Trung Quốc kêu gọi người dân tránh những chuyến đi "không cần thiết" trong dịp Tết để ngăn ngừa lây nhiễm virus. Nhiều người Trung Quốc đón Tết với người thân qua video trực tuyến.

Một số hình ảnh người dân châu Á đón Tết Tân Sửu:

Nhiều người Trung Quốc đón Tết với người thân qua video trực tuyến

 

Những chiếc đèn lồng trang trí tạo điểm nhấn tại một trung tâm mua sắm ở Kuala Lumpur (Malaysia). Trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều quốc gia châu Á vẫn trang hoàng đường phố với sắc đỏ đặc trưng dịp Tết Nguyên đán 2021. Ảnh: Reuters

Người dân cầu nguyện tại một ngôi đền ở thành phố Bangkok (Thái Lan). Người dân xứ chùa Vàng cũng giống người dân tại các quốc gia châu Á khác thường đi lễ trước và trong năm mới, nhằm cầu nguyện sức khỏe, bình an, tài lộc, may mắn… cho bản thân, gia đình và bạn bè. Ảnh: Reuters

 

Người dân Singapore vẫn được yêu cầu đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng. Ảnh 
Straitstimes

http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Cac-nuoc-chau-A-don-Tet-Tan-Suu-trong-boi-canh-dac-biet/423058.vgp 

(theo baodientu.chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.