Việt Nam đóng góp thiết thực vào việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình

Ngày 16/9/2013, tại Viên, Cộng hòa Áo, Khóa họp thứ 57 Đại hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) lần thứ 57 đã chính thức khai mạc.

Tham dự Khóa họp có 142 nước thành viên, trong đó có 01 Phó Tổng thống (I-ran), 38 Bộ trưởng, 36 Thứ trưởng và Quốc vụ khanh; 4 nước quan sát viên và 14 tổ chức quốc tế. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp.

Phát biểu khai mạc, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano đã điểm lại kết quả hoạt động của IAEA trong năm qua trên tất cả các lĩnh vực, ứng dụng năng lượng nguyên tử, hợp tác kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân, nhấn mạnh ưu tiên hỗ trợ các nước đang phát triển, sử dụng công nghệ hạt nhân, hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Ông Tổng Giám đốc cũng nhấn mạnh kết quả của hai Hội nghị Bộ trưởng do IAEA tổ chức trong năm qua, đó là Hội nghị Bộ trưởng về an ninh hạt nhân (Viên – 7/2013) và Hội nghị Bộ trưởng về năng lượng hạt nhân trong thế kỷ 21 (Saint Petesbourg – 6/2013) với dự báo trong vòng 20 năm tới tỉ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện toàn thế giới sẽ là 17 – 29%, trong đó tăng trưởng ở châu Á là mạnh nhất và IAEA sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các nước về ứng dụng hạt nhân, quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ cũng như tăng cường điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân.

Chiều ngày 17/9/2013, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể, giới thiệu các hoạt động nổi bật trong sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tình hình triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam trong năm qua, nhấn mạnh các đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân, tăng cường hợp tác quốc tế mà trong đó có IAEA đóng vai trò trung tâm. Thứ trưởng nêu rõ, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực an toàn, an ninh và không phố biến hạt nhân, năm qua Việt Nam đã kết thúc thành công Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò Phản ứng hạt nhân Đà Lạt, phê chuẩn Nghị định thư bổ sung của Hiệp định thanh sát nhân giữa Việt Nam và IAEA, gia nhập Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phê chuẩn phần sửa đổi của Công ước, đồng thời đã cơ bản hoàn tất các thủ tục để sớm gia nhập Công ước chung về an toàn chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Đây là những đóng góp rất có ý nghĩa quan trọng và thiết thực của Việt Nam, được IAEA và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trong thời gian tham dự Đại hội đồng, đoàn Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các đoàn đại biểu các nước và các cơ quan chuyên môn của IAEA nhằm mở rộng và thúc đẩy hợp tác đa phương và song phương trên các lĩnh vực an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân, hợp tác pháp quy, hợp tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và cộng nghệ hạt nhân.

Khóa họp đã nhất trí kết nạp hai thành viên mới của IAEA là Brunei và Bahamas và bổ nhiệm lại ông Yukiya Amano làm Tổng giám đốc IAEA nhiệm kỳ 4 năm lần thứ hai.

Đại hội đồng sẽ họp đến hết ngày 20 tháng 9 năm 2013 và sẽ xem xét các chương trình và hoạt động của IAEA thông qua ngân sách năm 2014, bầu các thành viên Hội đồng thống đốc, cơ quan điều hành IAEA.

Bên lề Khóa họp, Diễn đàn Khoa học IAEA năm nay với chủ đề “Hành trình xanh” đã giới thiệu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong bảo vệ môi trường biển. Diễn đàn đã thảo luận về các thách thức do biến đổi khí hậu và quá trình a-xít hóa đại dương gây ra, cũng như vai trò của kỹ thuật hạt nhân trong phát triển bền vững thông qua các biện pháp gìn giữ môi trường biển./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...