Du lịch vùng núi mùa lạnh an toàn

Tuyết rơi trắng xóa khu vực Trường tiểu học Nhìu Cồ San, Y Tý (Lào Cai) sáng 11-1 (Ảnh: NDĐT)

Theo dự báo, khu vực vùng núi phía bắc trong thời gian tới sẽ tiếp tục xuất hiện băng giá, nhiều nơi có tuyết. Chắc chắn khu vực này sẽ vẫn thu hút nhiều du khách tới chiêm ngưỡng hiện tượng thời tiết kỳ thú. Du lịch vùng núi cao trong điều kiện thời tiết băng giá cần nhiều sự chuẩn bị. Để có một chuyến du lịch an toàn, tránh xảy ra sự việc không may xảy ra như một du khách trượt chân rơi xuống khe đá ở Mã Pí Lèng (Hà Giang) vừa qua, được tận hưởng cảm giác ở “xứ sở mùa đông” trọn vẹn bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

Chuẩn bị trang phục hợp lý

Trải nghiệm của bạn đáng nhớ ra sau cũng phụ thuộc vào những gì bạn mặc. Vì vậy hãy áp dụng quy tắc mặc quần áo để có cách giữ ấm hiệu quả nhất.

Nhớ quy tắc mặc đồ nhiều lớp để giữ nhiệt cho cơ thể. Bạn nên mặc lớp áo thun giữ nhiệt trong cùng, sau đó mặc lớp áp lông cừu (giả lông cừu) hoặc len rồi mặc một áo khoác có khả năng chống thấm nước và thoáng khí để bảo vệ cơ thể khỏi thời tiết xấu. Nếu bạn cần thêm lớp cách nhiệt, một chiếc áo gi-lê nhẹ, mặc giữa lớp lông cừu và lớp áo ngoài cùng sẽ cung cấp thêm lớp cách nhiệt cho cơ thể. Có một gợi ý là bạn nên tránh mặc đồ cotton bởi vì chất vải này giữ độ ẩm nên sẽ khiến bạn lạnh nếu chẳng may bị ướt.

Phần thân dưới cũng mặc theo quy tắc nhiều lớp với lớp quần mỏng giữ nhiệt, bên ngoài là quần có lớp chống thấm để cản gió, cản nước xâm nhập vào cơ thể. Nếu bạn biết nhiệt độ sắp ở mức dưới 0 độ, bạn có thể cân nhắc mặc quần cho người trượt tuyết.

Bỏng lạnh là một mối nguy hiểm thực sự ở nhiệt độ dưới 0 độ C và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến ngón tay, ngón chân và mặt. Vì vậy việc giữ ấm chân, tay là rất quan trọng. Bạn có thể cân nhắc mang hai đôi găng tay - một lớp lót ấm và một đôi bên ngoài không thấm nước (có thể chọn găng tay trượt tuyết không thấm nước để cách nhiệt tốt hơn). Một chiếc mũ có chất lượng tốt, tốt nhất là mũ có lớp đệm mỏng và có gọng cổ hoặc vải theo công nghệ giữ nhiệt sẽ giúp giữ ấm cho bạn.

Hãy chuẩn bị một đôi ủng có độ rộng vừa, phải chống thấm nước và đặc biệt mặt đế có độ ma sát cao để giảm trơn trượt trong điều kiện đường trơn ướt vì băng giá, tuyết. Luôn nhớ mang tất ấm bằng chất liệu len, chất liệu giữ nhiệt để các ngón chân không bị cóng.

Hãy chuẩn bị một chiếc khẩu trang vải thoáng khí, vừa có giúp giữ ấm mặt nhưng lại không làm bạn khó thở. Luôn nhớ đeo khẩu trang dù ở bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt khi đi du lịch trong đại dịch Covid-19.

Không bao giờ đi một mình

Nếu lần đầu bạn đi núi vào mùa đông, hãy chọn điểm đến bạn đã biết rõ hoặc nếu không nhất định phải đi với một người dẫn đường có kinh nghiệm (tốt nhất là người địa phương). Đi đông người luôn an toàn hơn là đi một mình. Ít nhất là bạn có người cùng chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến du lịch độc đáo.

Giữ liên lạc thường xuyên

Luôn báo cho ai đó ở nhà và nếu ở tại địa phương, một người nào đó tại chỗ ở biết bạn sẽ đi đâu. Dù bạn đi đâu, điều này đúng với bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng rất quan trọng trong chuyến đi núi vào mùa đông, nơi thời tiết có thể thay đổi đột ngột.

Hãy bảo đảm điện thoại di động của bạn được sạc đầy và bạn có thể thực hiện cuộc gọi (mang theo cả nguồn điện dự phòng). Luôn lưu số điện thoại khẩn cấp của lực lượng cứu hộ vùng núi và mang theo thiết bị thu hút sự chú ý nếu chẳng may bạn gặp sự cố.

Theo dõi kỹ thời tiết

Trong một tuần trước chuyến đi của bạn, hãy theo dõi tình hình thời tiết tại điểm đến và kiểm tra dự báo thời tiết trong 48 giờ tới. Biết các điều kiện như thế nào trước khi bạn đến sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ. Đừng bao giờ ngại cắt ngắn ngày của bạn hoặc thậm chí hủy bỏ chuyến đi nếu điều kiện xấu hơn.

Bắt đầu sớm và kết thúc sớm

Giờ ánh sáng mặt trời bị hạn chế vào mùa đông, vì vậy hãy đi du lịch khi mặt trời mọc để bạn có thể tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày có sẵn. Luôn ý thức rằng thời gian đi đường có thể mất lâu hơn dự kiến do đường xá bị đóng băng, trơn trượt. Đặc biệt ở khu vực vùng núi, chỉ 3 giờ chiều đã bắt đầu có sương mù làm cản trở tầm nhìn.  

Lương thực và nước ấm

Thời tiết lạnh giá khiến cơ thể nhanh mất nhiệt, nên hãy chuẩn bị một chút đồ ăn, nước ấm để cơ thể được cung cấp năng lượng kịp thời và không bị mất nước trong tiết trời lạnh giá.

Bảo vệ mắt

Kính râm có khả năng chống tia UV400 hoặc kính bảo hộ là điều cần thiết khi đi bộ vào mùa đông vì ánh sáng chói trên cao có thể nguy hiểm cho đôi mắt.

Túi thuốc cá nhân

Dù đi đâu xa, cũng luôn nhớ mang theo mình một túi thuốc cá nhân gồm thuốc cảm, thuốc tiêu hóa, băng dính cá nhân,… Trong điều kiện thời tiết lạnh giá của vùng núi, hãy nhớ mang theo nước muối biển xịt mũi thường xuyên để không bị khô, tránh tình trạng chảy máu cam. Và cũng đừng quên mang theo hộp Cao Sao Vàng để giữ ấm bụng, gan bàn chân, bàn tay….

https://nhandan.com.vn/cam-nang/du-lich-vung-nui-mua-lanh-an-toan-631666/

 

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...