Mường Khương – đất thép nơi biên ải

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mã Quan và Hà Khẩu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với chiều dài 96 km, có 2 cửa khẩu quốc gia đất liền là Sín Tẻn và Pha Long do đó, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên cương tổ quốc.
 

 Một góc thị trấn Mường Khương

Mường Khương là tên gọi tiếng Việt có từ thời Pháp thuộc. Thực tế nhân dân địa phương gọi là Mưng Khangw (tức Mường Giang) theo một truyền thuyết dân gian: “Ngày xưa, có một thầy địa lý mang theo túi mật ngựa đi chọn đất để sinh cơ lập nghiệp. Đến đây, ông nhìn thấy dưới lớp đất là một biển nước mênh mông, có hai cột sắt ở giữa và bốn cột gang phía ngoài chống đỡ bốn góc làm cho mảnh đất này tồn tại vững chắc nên mới đặt tên là Mưng Khangw, có nghĩa là “Đất thép” và tồn tại đến ngày nay”.

Huyện Mường Khương được thiên nhiên ưu đãi về địa hình, khí hậu, cùng sự biến thiên của lịch sử đã tạo cho vùng đất này có những danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và huyền thoại: cánh đồng Tùng Lâu – Na Bủ là một trong hai vựa thóc lớn nhất huyện; động Hàm Rồng; hang Lũng Pâu; hang tiên Nắm Oọc; hang Mười Ngựa; hang động Cao Sơn; hang Mã Tuyển,…từ lâu đã thu hút nhiều du khách đến thăm quan, vãn cảnh.
 

 Động Hàm Rồng – Điểm đến hấp dẫn khách du lịch

Ngoài vẻ đẹp và khí hậu ôn hoà do thiên nhiên ban tặng, Mường Khương còn là vùng đất bảo lưu nhiều vốn văn hoá dân gian và các lễ hội truyền thống của 14 dân tộc anh em như "Hội cúng rừng cấm bang" của người Nùng; "Lễ tết 23 tháng 6" của người Pa Dí,;“Lễ tết mùng Một tháng Một” (lễ ăn mừng chiến thắng)  của người Nùng; "Hội Sải Sán" (còn gọi là hội leo núi) của đồng bào Mông (Pha Long),…Trong các lễ hội còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, múa khèn và hát đối đáp giao duyên, là ngày hội văn hóa của đồng bào các dân tộc.
 

 Lễ hội Sải Sán của đồng bào Mông xã Pha Long

Đất trời đã phú cho huyện Mường Khương khả năng phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng về sản phẩm. Mường Khương là huyện sở hữu nhiều thương hiệu nông sản nhất của tỉnh Lào Cai. Những đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của Mường Khương gồm gạo Séng Cù, dứa Bản Lầu, chè tuyết shan Thanh Bình, mận hậu Cao Sơn, lê Pha Long, tương ớt, thảo quả, tam thất,…
 

 Chè tuyết san Thanh Bình

Mường Khương không chỉ là đất thép kiên cường trong những tháng năm chiến tranh, mà còn là là mảnh đất của ý chí sắt thép vượt lên nghèo đói và lạc hậu, biến những tiềm năng trở thành hiện thực./.
Bài, ảnh: Xuân Huệ, Vũ Sơn

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...