Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN về Thống kê, Thống kê Việt Nam đăng cai thực hiện sáng kiến “Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN” với mục tiêu thiết lập thông tin cơ bản về phát triển bền vững trong khu vực và cũng là công cụ hỗ trợ theo dõi, giám sát và đánh giá về tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực ASEAN.

Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS 10) sẽ diễn ra từ ngày 8-10/12 tới.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong 3 ngày từ 8 – 10/12, cơ quan này sẽ phối hợp với Ban Thư ký ASEAN sẽ tổ chức Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS 10).

Từ khi thành lập Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN đến nay, cơ quan thống kê của Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng cộng đồng thống kê ASEAN. Năm 2020, trên cương vị Chủ tịch ASEAN về Thống kê, Thống kê Việt Nam đăng cai thực hiện sáng kiến “Thiết lập hệ thống thông tin thống kê về phát triển bền vững của ASEAN” với mục tiêu thiết lập thông tin cơ bản về phát triển bền vững trong khu vực và cũng là công cụ hỗ trợ theo dõi, giám sát và đánh giá về tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực ASEAN. 

Năm 2020, Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN về Thống kê với chủ đề “Cùng nhau gắn kết nâng cao năng lực Hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng” cũng là lúc đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tác động nhiều mặt và kéo dài đến các lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội, an ninh và chính trị của tất cả các quốc gia. Chính phủ nhiều quốc gia thành viên ASEAN áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và làm việc từ xa để ứng phó với đại dịch.

Trong bối cảnh đó, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ban Thư ký ASEAN (ASEANstats) đã chủ động tìm biện pháp khắc phục và điều phối công tác thống kê ASEAN theo hướng tăng cường tương tác qua môi trường mạng, tổ chức các phiên họp theo hình thức trực tuyến.

Tổng cục Thống kê đã chủ trì và tham dự các phiên họp trực tuyến như: Phiên họp SCPC19, SCPC20, các phiên họp của các nhóm công tác WGSDGI3, WGDSA18, WGIMTS6, WGSITS7…, tham dự nhiều cuộc họp cấp kỹ thuật của các nhóm công tác cũng như các cuộc họp của các Ban, ngành khác. 

Theo kế hoạch, Kỳ họp ACSS 10 diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên, ngày 8/12, diễn ra phiên nội bộ, với một số nội dung chủ yếu: Sáng kiến ACSS về xây dựng khung khái niệm về Dữ liệu lớn nhằm tăng cường số liệu thống kê chính thức của ACSS; Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch chiến lược ACSS 2016-2025 và xây dựng kế hoạch ACSS điều chỉnh giai đoạn 2021-2025; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 2020… Phiên toàn thể ngày 9/12, dự kiến sẽ diễn ra 4 phiên (Phiên 1. Củng cố thể chế, tăng cường ACSS và tính bền vững; Phiên 2. Tăng cường phổ biến, truyền thông sự hiện diện và sử dụng số liệu thống kê ASEAN; Phiên 3. Tăng cường đáp ứng nhu cầu dữ liệu ASEAN ngày càng lớn; Phiên 4. Kết luận và Thông cáo báo chí chung của ACSS 10).

Đặc biệt, sáng 10/12, Diễn đàn cấp cao về Hệ thống cộng đồng Thống kê ASEAN và Hệ thống Thống kê quốc gia Việt Nam diễn ra trực tuyến. Nội dung tập trung gồm 2 phần: Sản xuất số liệu thống kê khu vực; Sử dụng thống kê trong khu vực ASEAN.

Thành phần tham gia Hội nghị bao gồm: Các quốc gia thành viên ASEAN (thành viên ủy ban ACSS, thành viên Tiểu ban Kế hoạch và Điều phối, thành viên các nhóm công tác của ASEAN về: Chia sẻ dữ liệu, phân tích, phổ biến và truyền thông số liệu thống kê; Thống kê thương mại quốc tế về hàng hóa; Thống kê thương mại quốc tế về dịch vụ; Thống kê về vốn đầu tư quốc tế; Tài khoản quốc gia; Nhóm về các chỉ tiêu Mục tiêu phát triển bền vững); Ban Thư ký ASEAN (bộ phận thống kê ASEANstats và Vụ giám sát Hội nhập ASEAN. Về phía Việt Nam, có Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê; đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các Bộ, ngành; các trường đào tạo Thống kê và Viện nghiên cứu và các cơ quan thông tấn báo chí…

* Hội nghị Thủ trưởng Cơ quan thống kê quốc gia các nước thành viên ASEAN (AHSOM) lần đầu tiên diễn ra ngày 10/10/1997 đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sử hợp tác về thống kê khu vực Đông Nam Á.  Năm 2000, Bộ phận thống kê thuộc Ban Thư ký ASEAN được thành lập. Năm 2002, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ASEAN được ban hành. Năm 2003, Nhóm chuyên trách ASEAN về thống kê được thành lập với nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu trung hạn về thống kê để lồng ghép vào Chương trình hành động Viêng-chăn.

Tháng 8/2011, Thủ trưởng các Cơ quan Thống kê ASEAN thông qua Chiến lược thành lập Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN giai đoạn 2011-2015. Hệ thống Thống kê cộng đồng ASEAN (ACSS) chính thức được thành lập năm 2011, mở ra một giai đoạn mới cho Thống kê ASEAN. ACSS bao gồm các cơ quan: Ủy ban Hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN; Hệ thống thống kê của các nước thành viên ASEAN; Ban Thư ký ASEAN (ASEANstats); các Hội đồng của cộng đồng ASEAN. 

Ủy ban ACSS là cơ quan cao nhất về hoạch định chính sách và điều phối công tác thống kê trong khu vực với nhiệm vụ nâng cao năng lực thống kê, tăng cường khả năng so sánh của số liệu thống kê, áp dụng các tiêu chuẩn thống kê quốc tế, xây dựng nguồn nhân lực và điều phối thu thập số liệu thống kê trong khu vực. Ủy ban ACSS gồm Thủ trưởng Cơ quan thống kê quốc gia tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và một ủy viên là người đứng đầu ASEANstats.

Hằng năm, Thủ trưởng Cơ quan thống kê quốc gia các quốc gia thành viên luân phiên chủ trì Ủy ban ACSS thông qua Kỳ họp của Ủy ban. Ủy ban ACSS lập “Ban điều hành”, gồm Chủ tịch đương nhiệm, Chủ tịch tiền nhiệm và Chủ tịch kế nhiệm của 3 quốc gia thành viên ASEAN. 

Hiện nay, Ủy ban ACSS có các Nhóm công tác sau: Tiểu ban Kế hoạch và điều phối (SCPC), Nhóm công tác về chia sẻ, phân tích, phổ biến và truyền thông số liệu thống kê (WGDSA), Nhóm công tác về Thống kê vốn đầu tư quốc tế (WGIIS), Nhóm công tác về Thống kê thương mại hàng hóa quốc tế (WGIMTS), Nhóm công tác về Thống kê thương mại dịch vụ quốc tế (WGSITS), Nhóm công tác về Chỉ tiêu phát triển bền vững (WGSDGI) và Nhóm công tác về Hệ thống tài khoản quốc gia (WGSNA). /.

http://baodientu.chinhphu.vn/Viet-Nam-ASEAN/Thiet-lap-he-thong-thong-tin-thong-ke-ve-phat-trien-ben-vung-cua-ASEAN/416145.vgp 

 

(theo baodientu.chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Thúc đẩy phát triển hợp tác logistics Việt Nam với Thái Lan

Logistics là một ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao, rất quan trọng và đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhằm nâng cao năng lực phát triển của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics với Thái Lan cũng như thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc...

Triển lãm ASEAN Ceramics & Stone 2024 sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Với chủ đề “Tính bền vững và đa dạng thông qua đổi mới và hợp tác”, Triển lãm ASEAN Ceramics 2024 có sự tham dự nhiều gian hàng của các quốc gia, như: Đức, Italia, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp ASEAN

Ngày 24/10, các Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN (AMAF) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến lần thứ 46. Hội nghị tái khẳng định cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực thực thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp.

Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào

Tối 24/10, theo giờ địa phương, nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ tại AIPA-45

Chiều 21/10, tại thủ đô Vientiane, Lào, diễn ra Lễ bế mạc Đại hội đồng liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA-45 Saysomphone Phomvihane.

Khẳng định vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN

Sáng ngày 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA.