Những chính sách mới, quan trọng về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11

Đó là các chính sách học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp; giảm hồ sơ, sổ sách đối với giáo viên; Đổi mới kỷ luật, đánh giá học sinh; Tăng mức tiền hỗ trợ cho sinh viên sư phạm...

Học sinh cấp 2, cấp 3 được dùng điện thoại trên lớp

Kể từ ngày 1/11/2020, học sinh cấp 2, cấp 3 được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép, theo Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT.

Trước đó, tại Thông tư 12/2011, về các hành vi học sinh không được làm, học sinh bị cấm sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.

Tương tự, thay vì cấm giáo viên sử dụng điện thoại khi đang giảng dạy trên lớp, giờ đây giáo viên cũng được phép “sử dụng điện thoại di động”.

Không được phê bình học sinh trước lớp, trường

Cũng từ ngày 1/11/2020, giáo viên không còn được phê bình học sinh trước lớp, trước trường khi vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện.

Cụ thể, trước đây, nếu học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.

Còn giờ đây, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Trẻ mẫu giáo có hoàn cảnh đặc biệt được hỗ trợ tiền ăn trưa

Quy định này được đề cập trong Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực từ 1/11. Theo đó, trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 160.000 đồng/trẻ/tháng, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Đối tượng trẻ mầm non được hỗ trợ phải bảo đảm một trong những điều kiện sau: Có cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Không có nguồn nuôi dưỡng; Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; trẻ em là con của thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; trẻ em khuyết tật học hòa nhập.

Nhiều giáo viên mầm non được hỗ trợ 800.000 đồng/tháng

Cũng kể từ ngày 1/11/2020, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.

Điều kiện để được hỗ trợ bao gồm: có trình độ chuẩn đào tạo chức danh giáo viên mầm non; có hợp đồng lao động với người đại diện trường; trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp mẫu giáo có từ 30% trẻ em là con công nhân tại khu công nghiệp.

Sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,6 triệu đồng/tháng

Kể từ ngày 15/11/2020, sinh viên từ khóa tuyển sinh năm học 2021-2022 sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu của trường, tiền sinh hoạt phí mỗi tháng 3,63 triệu đồng, theo Nghị định 116.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Sinh viên đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp sẽ phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ. Trường hợp chuyển sang ngành đào tạo khác, bỏ học, không hoàn thành chương trình đào tạo cũng phải bồi hoàn.

Tăng mức thưởng với học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế

Từ ngày 1/11/2020, mức tiền thưởng đối với học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sẽ tăng lên, theo Nghị định 110.

Cụ thể, Nghị định quy định học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế các môn học được thưởng theo mức như sau: Huy chương Vàng hoặc giải Nhất: 55 triệu đồng; huy chương Bạc hoặc giải Nhì: 35 triệu đồng; huy chương Đồng hoặc giải Ba: 25 triệu đồng; Khuyến khích: 10 triệu đồng.

Học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic châu Á các môn học, kỳ thi kỹ năng nghề châu Á được thưởng theo mức sau: Huy chương Vàng: 35 triệu đồng; huy chương Bạc: 25 triệu đồng; huy chương Đồng: 10 triệu đồng; Khuyến khích: 8 triệu đồng.

Học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được thưởng theo mức sau: Giải Nhất: 4 triệu đồng; giải Nhì: 2 triệu đồng; giải Ba: 1 triệu đồng.

Chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm

Có hiệu lực từ ngày 20/11/2020, Thông tư 36 quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm trong năm học là 44 tuần (tương đương 1.760 giờ hành chính).

Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng lý thuyết trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) 50 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy.

Đối với các nội dung giảng dạy có tính chất đặc thù, các tiết giảng trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) trên 50 phút giao hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm quy đổi cho phù hợp.

Định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học được quy định từ 270 đến 420 giờ chuẩn giảng dạy (tương đương từ 810 đến 1.260 giờ hành chính). Trong đó, giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên lớp (hoặc trực tuyến) phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VNeID

Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công.

Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện.

Tập trung ngăn chặn tình trạng "báo hoá" tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có công văn số 4544/BTTTT-TTra yêu cầu thanh tra các Sở Thông tin và Truyền thông tập trung thanh tra, kiểm tra những vấn đề “nóng” được nhân dân quan tâm, thuộc 4 lĩnh vực: Báo chí-xuất bản; thông tin trên mạng; bưu chính - viễn thông; an toàn thông tin.

Thủ tướng: Chăm lo cho người Việt Nam ở nước ngoài với trách nhiệm cao nhất

Chiều ngày 27/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Abu Dhabi, trong chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam...