Quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngày 05/9/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Nghị định gồm 3 Chương, 20 Điều, quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, việc trục xuất lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.

Theo đó, giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc; không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài; được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài; là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực đó.

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp: thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam...

Riêng với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì phải có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Nghị định cũng nêu rõ các quy định xác định vị trí công việc được sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động và nhà thầu như sau:

Với người sử dụng lao động (trừ nhà thầu), hàng năm có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với các vị trí công việc mà người lao động Việt Nam không đáp ứng được, báo cáo giải trình với Chủ tịch UBND cấp tỉnh, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.

Với nhà thầu khi có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài phải kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn của người lao động nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu trong hồ sơ mời thầu. Nghiêm cấm nhà thầu sử dụng người lao động nước ngoài thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có thể đáp ứng được, nhất là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.

Trước khi tuyển người lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài (có kèm theo xác nhận của chủ đầu tư) với Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu. Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên (01 tháng đối với đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam) mà không giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam.

Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình, nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng đưa ra các quy định trong việc cấp lại giấy phép lao động, thu hồi giấy phép lao động, trục xuất người lao động nước ngoài khi không có giấy phép lao động (hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động) và trách nhiệm thi hành đối với các cơ quan liên quan.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2013./. 
Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...